top of page

Tà Linh Phụ Thể, Đảo Ngược Càn Khôn


Nói đến chính quyền bạo ngược thì không thể nào không nói đến Đại Cách Mạng Văn Hóa, là một cuộc biểu diễn to lớn của tà linh cộng sản khi nó chiếm hữu toàn bộ Trung Quốc. Năm 1966, một trào lưu ngông cuồng bạo ngược mới tràn vào Trung Quốc đại lục, cuồng phong gầm thét của khủng bố Đỏ, như một con rồng yêu nghiệt điên loạn đã thoát khỏi dây xích trói, làm chấn động núi non và đóng băng sông ngòi. Nhà văn Tần Mục miêu tả Đại Cách Mạng Văn Hóa trong những lời ảm đạm như sau:

“Đây thực sự là một trường tai kiếp chưa từng xảy ra. Biết bao nhiêu triệu người bị tống giam vì có liên hệ với một người trong gia đình [là đối tượng phải diệt trừ của Đảng], biết bao nhiêu triệu người đã ôm hận kết thúc cuộc sống, hơn nữa biết bao gia đình bị tan vỡ, biến trẻ em thành lưu manh ác độc, bao nhiêu sách bị đốt, đập phá các ngôi nhà cổ xưa, tàn phá mộ phần của các bậc tiền hiền, dựa vào danh nghĩa cách mạng mà phạm đủ loại tội ác.”[10]

Theo thống kê bảo thủ, số người chết mờ ám ở Trung Quốc trong cuộc Đại Cách Mạng Văn Hóa là 7.73 triệu.

Người ta thường hiểu lầm rằng bạo lực và tàn sát trong Đại Cách Mạng Văn Hóa hầu hết xảy ra dưới trạng thái vô chính phủ, do các cuộc vận động tạo phản và Hồng Vệ Binh[11] tham gia trong việc giết người. Tuy nhiên, hàng ngàn tư liệu được xuất bản chính thức hàng năm tại các huyện ở Trung Quốc chứng tỏ rằng cao điểm của những cái chết mờ ám trong thời kỳ Đại Cách Mạng Văn Hóa không phải là vào năm 1966, khi Hồng Vệ Binh nắm giữ hầu hết các văn phòng chính phủ, cũng không phải vào năm 1967 khi những bọn tạo phản đấu tranh với các nhóm khác bằng võ trang, mà là vào năm 1968 khi Mao Trạch Ðông nắm quyền thống trị trên toàn quốc. Các hung thủ chém giết đẫm máu tanh trong những trường hợp ô nhục nhất, hầu hết là các sĩ quan quân đội và binh lính, lực lượng dân quân, và các đảng viên của Ðảng Cộng Sản thuộc mọi cấp của chính quyền.

Trong các ví dụ sau đây chúng ta có thể thấy các hành vi bạo ngược xảy ra trong thời kỳ Đại Cách Mạng Văn Hóa là từ chính sách của Đảng Cộng Sản và chính quyền địa phương, chứ không phải là hành vi quá khích của Hồng Vệ Binh và phe tạo phản. Đảng Cộng Sản đã che đậy chủ mưu trực tiếp và che đậy sự liên hệ trong cuộc tàn sát bạo ngược của các đảng viên lãnh đạo và các viên chức chính phủ.

Vào tháng tám năm 1966, Hồng Vệ Binh trục xuất các dân cư trú ở Bắc Kinh, là những người bị phân loại trong các cuộc vận động quá khứ là “địa chủ, phú nông, phản cách mạng, phần tử xấu, và cánh Hữu”, và bắt họ phải về nông thôn. Các thống kê chính thức nhưng chưa đầy đủ cho thấy rằng 33.695 ngôi nhà đã bị lục soát và 85.196 dân cư tại Bắc Kinh bị trục xuất ra khỏi thành phố và đuổi về nguyên quán của cha mẹ họ. Hồng Vệ Binh trên toàn quốc cũng theo cùng một chính sách, trục xuất trên 400 ngàn dân cư ở thành thị về nông thôn. Ngay cả các viên chức cao cấp, những người mà cha mẹ là địa chủ, cũng không tránh khỏi bị đày ải về nông thôn.

Trên thực tế Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã sắp đặt sẵn cho chiến dịch ‘đuổi về nông thôn’ này, ngay cả trước khi Cách Mạng Văn Hóa bắt đầu. Bành Chân, cựu thị trưởng Bắc Kinh, tuyên bố rằng dân cư ở Bắc Kinh phải là thành phần trong sạch như các “tấm thủy tinh, đá pha lê”, tức là tất cả dân cư không tốt thuộc thành phần giàu có phải bị trục xuất khỏi thành phố. Vào tháng 5 năm 1966, Mao Trạch Ðông đã ra lệnh cho thuộc hạ “bảo vệ thủ đô”. Một tổ công tác thủ đô được thành lập, do Diệp Kiếm Anh, Dương Thành Vũ và Tạ Phú Trị chỉ huy. Một nhiệm vụ của tổ công tác này là dùng công an trục xuất những dân cư Bắc Kinh thuộc về thành phần giàu có không tốt.

Lịch sử này giúp làm sáng tỏ vấn đề vì sao chính phủ và các sở công an đã không can thiệp, mà còn hỗ trợ Hồng Vệ Binh lục soát nhà cửa và trục xuất cả hơn 2% dân cư Bắc Kinh. Bộ trưởng Bộ Công An, Tạ Phú Trị, ra lệnh cho công an không được can thiệp vào các hành động của Hồng Vệ Binh, và còn phải cố vấn và cung cấp tin tức cho bọn chúng. Hồng Vệ Binh chẳng qua chỉ là một quân cờ cho Đảng cộng sản dùng để thi hành kế hoạch đã sắp đặt, rồi sau đó, vào cuối năm 1966, bọn Hồng Vệ Binh này đã bị Đảng Cộng Sản vứt bỏ; hơn nữa nhiều người trong bọn đã bị gán tội là phản cách mạng và còn bị bỏ tù, một số khác bị đuổi về nông thôn, cùng với các thanh niên thành thị khác, để lao động và cải tạo tư tưởng. Tổ chức Tây Thành của Hồng Vệ Binh, mà dẫn đầu cuộc trục xuất dân cư thành phố lúc đó, đã được thành lập dưới sự “quan tâm thương mến” của các lãnh đạo Đảng Cộng Sản. Lệnh buộc tội bọn Hồng Vệ Binh này cũng được phát ra sau khi được Bí thư trưởng của Hội Đồng Nhà Nước lúc đó duyệt lại.

Theo sau cuộc trục xuất dân cư Bắc Kinh mà bị cho là thuộc thành phần giàu không tốt, các vùng nông thôn lại bắt đầu một cuộc đàn áp khác tới các thành phần giàu không tốt. Vào ngày 26 tháng 8 năm 1966, một bài nói chuyện của Tạ Phú Trị đã được chuyển xuống phiên họp của Cục Công An Ðại Hưng. Tạ Phú Trị ra lệnh cho công an hỗ trợ Hồng Vệ Binh lục soát nhà cửa của các gia đình thuộc“năm giai cấp đen” (địa chủ, phú nông, phản cách mạng, phần tử xấu, và cánh Hữu) bằng cách cố vấn và cung cấp tin tức để đột kích. Cuộc Tàn Sát Đại Hưng[12] ô nhục xảy ra là kết quả của mệnh lệnh trực tiếp từ Cục Công An huyện; những người tổ chức là giám đốc và bí thư Đảng ủy của Cục Công An huyện, và bọn giết người đa số là dân quân, ngay cả trẻ em chúng cũng không tha.

Trong cách mạng, rất nhiều người vì các “biểu hiện tốt” trong những cuộc tàn sát tương tự, mà được kết nạp vào Ðảng Cộng Sản. Theo thống kê chưa hoàn toàn của tỉnh Quảng Tây, khoảng 50 ngàn Ðảng viên đã tham dự giết người. Trong số đó có hơn 9 ngàn người được kết nạp vào Đảng sau khi sát nhân; hơn 20 ngàn người sau khi gia nhập Ðảng thì tham dự giết người, và hơn 19 ngàn Đảng viên khác đã tham dự vào việc giết người bằng cách này hay cách khác.

Trong thời Cách Mạng Văn Hóa, “đánh đập người ta” cũng phải phân tích theo giai cấp: “Người tốt đánh người xấu là đích đáng. Người xấu đánh người xấu là vinh dự. Người tốt đánh người tốt là vì hiểu lầm.” Câu nói này của Mao Trạch Ðông đã được truyền rộng ra trong các cuộc vận động tạo phản. Nếu quả nhiên bạo lực đối với giai cấp kẻ thù là bởi vì bọn họ “đáng kiếp”, như vậy bạo lực và tàn sát bừa bãi sẽ lan rộng ra.

Từ ngày 13 tháng 8 đến ngày 7 tháng 10 năm 1967, dân quân ở huyện Đạo, thuộc tỉnh Hồ Nam đã tàn sát các thành viên của tổ chức “Tương Giang Phong Lôi”, và những người thuộc “năm giai cấp đen”. Cuộc tàn sát kéo dài 66 ngày; hơn 4.519 người trong 2.778 gia đình đã bị giết chết thuộc 468 đại đội nằm trong 36 công xã trong 10 khu. Trong tổng số 9.093 người đã bị giết chết thuộc 10 huyện của địa khu, có 38% dân là thuộc vào “năm giai cấp đen” và 44% là con cái của họ. Người già nhất bị giết là 78 tuổi, người trẻ nhất tuổi chỉ có 10 ngày.

Đây mới chỉ là một sự kiện của một vùng nhỏ trong Cách Mạng Văn Hóa bạo hành. Ở Nội Mông, sau khi thiết lập “ủy ban cách mạng” vào đầu năm 1968, cuộc thanh trừ hạng giai cấp và diệt trừ “Đảng Nhân Dân Nội Mông” dưới danh nghĩa chế tạo là thanh tra, đã giết hơn 350 ngàn người. Vào năm 1968, hàng chục ngàn dân cư ở tỉnh Quảng Tây tham dự vào một cuộc Đại tàn sát đã được hóa trang để tiêu diệt một tập thể quần chúng của “4.22”, đã giết hơn 110 ngàn người.

Những sự kiện này đã cho thấy rằng tất cả hành động tàn bạo giết người chủ yếu trong thời Cách Mạng Văn Hóa là ở dưới sự xúi giục và điều khiển trực tiếp của các lãnh đạo của Ðảng cộng sản, họ đã dung túng và lợi dụng bạo lực để đàn áp và tàn sát dân chúng. Những kẻ giết người tham dự trực tiếp vào việc chỉ huy và tàn sát hầu hết là quân đội, cảnh sát, dân quân võ trang, và các đoàn viên, đảng viên cốt cán của Ðảng cộng sản.

Nếu nói rằng, trong sự Cải cách Ruộng đất, Đảng Cộng Sản đã lợi dụng nông dân đạp đổ địa chủ mà cướp đất; trong sự Cải tạo Công nghiệp và Thương mại, Đảng Cộng Sản đã lợi dụng giai cấp công nhân đạp đổ các nhà tư bản để cướp đoạt tài sản, và trong cuộc Vận động Chống cánh Hữu, Đảng Cộng Sản đã loại trừ tất cả giới trí thức mà có tư tưởng đối lập, khiến cho các phần tử trí thức phải câm miệng, vậy thì mục đích giết người trong thời Cách Mạng Văn Hóa là gì? Đảng Cộng Sản sử dụng nhóm này để giết nhóm khác, và không một giai cấp nào được tin cậy. Ngay cả những ai thuộc giai cấp công nhân và nông dân, hai giai cấp mà Đảng tin cậy trong quá khứ, nếu quan điểm của họ mà khác với quan điểm của Đảng, thì mạng sống sẽ bị hiểm nguy. Như vậy mục đích chủ yếu rốt cuộc là gì?

Mục đích là tạo dựng hình thế to lớn cho Đảng Cộng Sản trở thành một tôn giáo duy nhất thống trị thiên hạ, không những thống trị quốc gia mà còn phải thống trị cả tư tưởng của mỗi một người dân.

Cách Mạng Văn Hóa đẩy Đảng Cộng Sản và cuộc vận động “thần thánh hóa” cá nhân Mao Trạch Đông lên đến tột đỉnh. Lý luận độc tài của Mao Trạch Ðông nhất định phải được sử dụng cho tất cả mọi thứ, và phải sắp đặt cho lý tưởng của một cá nhân (của Mao) được in sâu vào đầu óc của hàng chục triệu người. Cách Mạng Văn Hóa, trong một cách chưa từng xảy ra và không bao giờ so sánh được, đã không quy định những sự tình gì mà không thể làm. Thay vào đó Đảng nhấn mạnh “sự việc gì có thể làm, và phải làm như thế nào”. Còn những gì khác thì không thể làm, cũng không được nghĩ tới.

Trong thời Cách Mạng Văn Hóa, mọi người trên toàn quốc thực hành nghi lễ giống như tôn giáo là: “sáng nghe chỉ thị của Đảng, chiều báo cáo với Đảng”, chúc Mao Chủ Tịch được sống lâu mãi mãi nhiều lần trong ngày, tổ chức hai buổi cầu nguyện chính trị sáng chiều mỗi ngày. Hầu hết mỗi cá nhân biết đọc, biết viết đều có kinh nghiệm viết các bài tự phê bình mình và bài báo cáo tư tưởng. Trích dẫn lời của Mao Trạch Ðông được ngâm nga thường xuyên, chẳng hạn như : “chống trả mãnh liệt bất cứ ý niệm ích kỷ nào thoáng qua”, hoặc “hiểu thì phải chấp hành, không hiểu cũng phải chấp hành, trong khi chấp hành sẽ tăng thêm sự hiểu biết”.

Trong cách mạng, chỉ có một vị ” Thần linh”(Mao) được phép sùng bái; chỉ được ngâm và đọc một bản kinh sách duy nhất–ngữ lục của Mao chủ tịch. Không bao lâu quá trình “tạo Thần” đã phát triển đến mức độ mà người dân không được mua thức ăn ở các căng tin nếu không ngâm lời của Mao hoặc chúc mừng Mao Chủ Tịch. Khi mua hàng, đi xe buýt, ngay cả lúc gọi điện thoại, người ta cũng phải đọc lên lời của Mao chủ tịch, cả những lúc hoàn toàn không thích hợp cũng phải đọc. Trong các nghi thức sùng bái này, người ta hoặc là cuồng nhiệt phấn khởi, hoặc là tê liệt, chai cứng như gỗ, đều đã bị tà linh Đảng cộng sản bao trùm lại. Chế tạo lời dối trá, dung túng chịu đựng sự dối trá, và nhờ dựa vào nghề dối trá đã trở thành cách thức sinh hoạt của người dân Trung Quốc.

Featured Posts
Recent Posts
Search By Tags
Follow Us
  • Facebook Classic
  • Twitter Classic
  • Google Classic
bottom of page