top of page

Hiến pháp Việt Nam 2013: NGƯỜI DÂN VIỆT NAM CÓ THÊM QUYỀN ĐƯỢC SỐNG (LAUGH OUT LOUD)

So với Hiến pháp 1992, Hiến pháp năm 2013 có rất nhiều điểm mới về chế định quyền con người, quyền công dân. Ngoài việc chuyển chế định này lên Chương II (trong Hiến pháp năm 1992 là Chương V), Hiến pháp năm 2013 còn bổ sung một số quyền mới và mở rộng nhiều quyền đã có. Ví dụ, về quyền mới có các quyền sống (Điều 19), cấm tra tấn (Điều 20), quyền sống trong môi trường trong lành (Điều 43)…Về sửa đổi, bổ sung có quyền tiếp cận thông tin (Điều 25), quyền được bảo đảm an sinh xã hội (Điều 34)…

Với vị trí là nền tảng pháp lý cho hệ thống pháp luật quốc gia, Hiến pháp năm 2013 là căn cứ để Quốc hội xây dựng và ban hành các đạo luật liên quan đến tổ chức bộ máy nhà nước và cụ thể hóa việc thực thi một số quyền con người. Trong Hiến pháp năm 2013, Điều 25 quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình”. Như vậy, có nhiều quyền tự do cơ bản cùng được quy định trong điều luật này, trong số đó có hai lĩnh vực hiện vẫn chưa có đạo luật riêng điều chỉnh (hội họp và biểu tình), một lĩnh vực thì đã có luật ban hành cách đây hơn nửa thế kỷ (Luật về lập hội năm 1957) nhưng hiện không được áp dụng. Ngoài ra, Hiến pháp năm 2013 còn quy định quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân thành một điều khoản riêng (Điều 29), dù quyền này chưa bao giờ được thực thi tại Việt Nam và lĩnh vực này cũng chưa có một đạo luật riêng điều chỉnh.

Nhằm triển khai việc thực thi Hiến pháp năm 2013, các đạo luật về hội, về biểu tình, về tiếp cận thông tin và về trưng cầu ý dân gần đây đã được đưa vào chương trình lập pháp của Quốc hội (Nghị quyết số 70/2014/QH13 ngày 30/5/2014 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014 và 2015). Đây là dịp tốt để các tổ chức xã hội và nhân dân góp ý, tham gia vào tiến trình soạn thảo các đạo luật quan trọng này.

Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc vào năm 1977 và chỉ 5 năm sau đó đã gia nhập ICCPR và ICESCR (cùng vào ngày 24/9/1982). ICCPR có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 24/12/1982. So với nhiều quốc gia khác trên thế giới, việc gia nhập ICCPR và ICESCR của Việt Nam là tương đối sớm.

Tuy nhiên, trong ba thập niên qua, việc thực thi nghĩa vụ nộp báo cáo định kỳ của Việt Nam tương đối chậm. ICCPR có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 24/12/1982, Việt Nam có nghĩa vụ nộp báo cáo đầu tiên chậm nhất vào ngày 23/12/1983. Thực tế, HRC nhận được báo cáo của Việt Nam vào ngày 7/7/1989 (chậm hơn 5 năm). Việc xem xét báo cáo của Việt Nam được Ủy ban thực hiện vào ngày 10 và 12/7/1990. Báo cáo thứ hai Việt Nam có nghĩa vụ nộp trước ngày 31/7/1991 nhưng trong thực tế HRC chỉ nhận được vào ngày 3/4/2001 (chậm gần 10 năm). Báo cáo thứ ba, theo kết luận của HRC vào ngày 19/7/2002, Việt Nam phải nộp trước ngày 1/8/2004. Báo cáo thứ tư, theo nguyên tắc chung, phải nộp trước ngày 1/8/2009. Tuy nhiên, cho đến giữa năm 2014 vẫn chưa có thông tin về thời điểm Việt Nam sẽ nộp các báo cáo này (có thể gộp chung thành một báo cáo).

NGUỒN: TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ CS HÀ NỘI - 75 CÂU HỎI & ĐÁP

Featured Posts
Recent Posts
Search By Tags
Follow Us
  • Facebook Classic
  • Twitter Classic
  • Google Classic
bottom of page