top of page

NHỮNG ĐỘNG NĂNG CỦA ĐẤU TRANH BẤT BẠO ĐỘNG


Nói một cách sơ lược thì cưỡng ép bất bạo động có thể xảy ra bằng bất cứ cách nào trong ba cách sau đây:

1. Sự thách thức đã lan ra quá rộng và quá ồ ạt nên đối phương khó mà kiềm chế bằng đàn áp hoặc bằng những phương tiện kiềm chế khác.

2. Bất hợp tác và sự thách thức làm cho hệ thống xã hội, kinh tế, và chính trị không thể vận hành được nữa trừ phi những yêu sách của những người đối kháng được thoả mãn.

3. Ngay cả khả năng của đối phương áp dụng đàn áp cũng bị xói mòn và tan biến vì những lực lượng thi hành đàn áp (cảnh sát và quân đội) đã trở thành không còn tin cậy được nữa hay là đã phân huỷ.

Với bất cứ trường hợp nào trong số những trường hợp đề cập trên đây, dù quyết tâm không chấp thuận những đòi hỏi của những người đối kháng, đối phương cũng có thể khám phá ra được là họ không thể còn bàu chữa hoặc áp đặt những chính sách hay hệ thống đáng chê trách của họ được nữa.

Cưỡng ép không chỉ được giới hạn vào những hiệu quả hay là sự đe doạ của việc sử dụng vũ lực. Những nhân tố then chốt của cưỡng ép là

1. Ý muốn của đối phương có bị chặn lại hay không dù vẫn có những nỗ lực tiếp tục áp đặt ý muốn đó; và

2. Đối phương có có khả năng thực hiện ý muốn của mình hay không.

Cưỡng ép là sử dụng thể lực hay sức mạnh phi thể lực để ép buộc hay giới hạn hành động. Cưỡng ép bất bạo động do kết quả của bất hợp tác đã lan rộng đôi khi có thể hữu hiệu đến mức độ tạm thời làm tê liệt quyền lực của đối phương. Ý niệm phân huỷ đưa tiến trình này thêm một bước xa hơn nữa.

Phân huỷ là do kết quả của việc áp dụng triệt để những lực đã từng tạo ra cưỡng ép bất bạo động. Tuy nhiên, những lực này vận hành cực đoan hơn trong phương thức phân huỷ, để cho chế độ hay nhóm của đối phương phải hoàn toàn vỡ ra từng mảnh. Ngay cả không có một cơ quan nào còn được phối hợp và có khả năng để chấp nhận sự thất bại. Quyền lực của đối phương hoàn toàn bị tan rã.

Sức mạnh của cưỡng ép và phân huỷ có thể thực hiện được nhờ khả năng của đấu tranh bất bạo động cắt đứt được những nguồn sức mạnh của đối phương, như đã thảo luận ở Chương Hai. Kĩ thuật này trở nên cưỡng ép và phân huỷ khi những người áp dụng nó một cách quyết liệt giữ lại hay rút lui những nguồn sức mạnh cần thiết của đối phương trong những lãnh vực sau đây:

(1)Uy quyền: Chỉ việc áp dụng đấu tranh bất bạo động không mà thôi cũng vừa cho thấy đối phương đã mất hết bao nhiêu uy quyền rồi và cũng có thể vừa giúp xói mòn thêm uy quyền của họ nhiều hơn nữa. Uy quyền của đối phương có thể trở nên suy yếu và ngay cả tiêu tan. Thêm vào đó, những người đã từng phủ nhận uy quyền của đối phương, lúc bấy giờ, trong những hoàn cảnh cực đoan, có thể chuyển đổi sự trung thành của họ đến một đối thủ cạnh tranh dưới hình thức một chính quyền song hành.

(2)Nhân lực: Bất hợp tác bất bạo động và bất tuân dân sự có thể cắt đứt những nguồn nhân lực đòi hỏi cần phải có cho sức mạnh của đối phương. Những nguồn nhân lực này có thể bao gồm đại bộ phận dân chúng, và nhóm khiếu nại, cũng như những người đối kháng bất bạo động. Kết quả có thể gia tăng những khó khăn của đối phương đối với việc thi hành công vụ rất nhiều, đồng thời làm suy yếu khả năng quyền lực của họ. Bất hợp tác kiên quyết và lan rộng có thể làm tê liệt hệ thống.

(3)Kĩ năng và kiến thức: Một sự rút lui hợp tác bởi những nhân viên cốt cán, những nhân viên kĩ thuật, những giới chức cao cấp, các nhà quản trị, vân vân., có thể tạo nên một tác dụng đối với quyền lực của đối phương không tỉ lệ chút nào với số người thực sự bất hợp tác. Một thách thức bởi đấu tranh bất bạo động tỏ ra là đặc biệt có cơ may làm cho những xung khắc trong lòng chế độ của đối phương trở nên trầm trọng, do đó giảm thiểu các kĩ năng, kiến thức, nhận thức, sinh lực, và những điều tương tự cần phải có để đối đầu với sự thử thách.

(4)Những nhân tố không nắm bắt được: Đấu tranh bất bạo động có khả năng đe doạ những tập quán tuân phục, và đặt vấn đề với những niềm tin về chính trị và các lí thuyết giáo điều. Đối kháng và bất tuân có thể chỉ phản ánh những thay đổi về các thái độ và niềm tin có sẵn trước đây, và cũng có thể giúp xói mòn thêm tập quán tuân phục mà không hề chất vấn và phát huy sự lựa chọn có ý thức về việc nên hay không nên tuân phục.

(5)Vật lực: Đối kháng bất bạo động có thể điều chỉnh được số lượng vật lực mà đối phương có. Những nguồn lực này gồm có chuyên chở, thông tin, các nguồn lực kinh tế và tài chánh, các nguyên liệu, và những điều tương tự. Trong số 198 phương pháp đấu tranh bất bạo động, 61 phương pháp mang hình thức kinh tế: tẩy chay, đình công, và một vài phương pháp can thiệp. Những phương pháp khác có thể có những hiệu quả gián tiếp về kinh tế.

(6)Chế tài: Ngay cả khả năng của đối phương áp dụng các trừng phạt chống lại phong trào đối kháng cũng có thể bị làm suy giảm hay cắt bỏ đi bởi đấu tranh bất bạo động. Những người giúp thực hiện các hình phạt -- cảnh sát và các lực lượng quân đội – có thể thi hành lệnh một cách vô hiệu năng, hoặc là trong những trường hợp quá khích có thể lờ các lệnh này đi hay hoàn toàn bất tuân lệnh. Sự lơ là và bất tuân như thế thường là để chống lại đối kháng bất bạo động hơn là đối kháng bạo động. Sự thiếu tin cậy vào các trừng phạt, hay ngay cả sự cắt đứt hẳn các trừng phạt như là kết quả của những cuộc nổi loạn, sẽ có một tác dụng trầm trọng đối với vị thế quyền lực của đối phương. Những nhân tố tạo nên cưỡng ép bất bạo động và phân huỷ xảy ra trong nhiều hỗn hợp và tỉ lệ khác nhau. Sự đóng góp của mỗi nhân tố tuỳ thuộc vào mức độ yếu tố đó điều chỉnh một hay nhiều nguồn sức mạnh cần thiết của đối phương. Cưỡng ép bất bạo động và phân huỷ có khuynh hướng xảy ra ở nơi nào mà

 Con số những người đối kháng rất lớn.

Đối phương lệ thuộc vào những người đối kháng về những nguồn sức mạnh của mình.

 Nhóm hay các nhóm từ chối hỗ trợ đối phương quan trọng theo ý nghĩa của sự hỗ trợ mà họ thường cung ứng.

 Nhóm tranh đấu bất bạo động sành sõi trong việc áp dụng kĩ thuật đấu tranh bất bạo động.

 Sự thách thức và bất hợp tác có thể kéo dài được trong một thời gian khá lâu.  Đối với một số dịch vụ và tiếp liệu, đối phương lệ thuộc vào những thành phần thứ ba thường ủng hộ nhóm đấu tranh bất bạo động.

 Những phương tiện kiềm chế và đàn áp của đối phương chứng tỏ là không đủ và không hữu hiệu trong việc chống lại sự thách thức ồ ạt.

 Có đối lập trong nhóm đối phương chống lại các chánh sách có vấn đề hay chống lại đàn áp. Sự đối lập này gồm có sự lưu tâm đến con số những người bất đồng ý kiến, cường độ của sự bất đồng, và các loại hành động họ sử dụng, như là đình công hay nổi loạn.

Đấu tranh bất bạo động được áp dụng một cách sành sõi sẽ đem lại những cơ hội thành công lớn lao hơn là bạo lực chính trị trong cùng hoàn cảnh. Tuy nhiên, chiến thắng không thể bảo đảm được. Những thay đổi sẽ xảy ra, theo chiều hướng tốt cũng như xấu. Thường thì, cũng như trong tất cả mọi cuộc xung đột, kết quả là một sự lẫn lộn giữa thất bại và thành công theo nhiều tỉ lệ khác nhau.

TRÍCH: Tiến Hành Đấu Tranh Bất Bạo Động - Gene Sharp Nguyễn văn Thái, PhD., chuyển ngữ NGUỒN: https://www.aeinstein.org/wp-content/uploads/2014/05/TI%E1%BA%BEN-H%C3%80NH-%C4%90%E1%BA%A4U-TRANH-BB%C4%90.pdf

Featured Posts
Recent Posts
Search By Tags
Follow Us
  • Facebook Classic
  • Twitter Classic
  • Google Classic
bottom of page