top of page

Đả Đảo Cộng Sản Việt Nam Bán Nước


I. Sơ lược về cao tốc Bắc - Nam:

Theo quy hoạch đã phê duyệt, cả nước Việt Nam có hơn 6.100 km đường cao tốc. Dự kiến đến năm 2020, phấn đấu có 2.000 - 2.500 km đường cao tốc. Câu hỏi đặt ra là nguồn vốn nào để xây dựng đại dự án có tổng vốn đầu tư khổng lồ trên ?

Theo Tờ trình về chủ trương đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020, dự kiến lộ trình đầu tư dự án theo 3 giai đoạn: Giai đoạn từ năm 2017 - 2020; giai đoạn hai 2021 - 2025 và giai đoạn sau 2025.

Trong giai đoạn 2017 - 2020 đầu tư khoảng 654 km, chia thành 11 dự án thành phần đi qua 13 tỉnh, thành (Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Tiền Giang và Vĩnh Long). Trong đó 8 dự án đầu tư theo hình thức PPP (hình thức đối tác công tư), loại hợp đồng BOT; 3 dự án thành phần đầu tư theo hình thức công.

Bộ Giao thông vận tải cho biết, sơ bộ tổng mức đầu tư giai đoạn 2017 - 2020 của dự án khoảng 118.716 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn Nhà nước hỗ trợ khoảng 55.000 tỷ đồng từ nguồn vốn trái phiếu chánh phủ. Nguồn vốn nhà đầu tư khoảng gần 64.000 tỷ đồng.

II. Thực trạng đã đầu tư:

Như chúng ta đã biết, tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng dài 105,5 km đã khởi công vào ngày 02/02/2009 và thông xe toàn tuyến vào ngày 05/12/2015. Tổng vốn đầu tư cho 105,5 km đường này là 45 ngàn tỉ đồng, hơn 2 tỉ USD. Phần lớn được vay vốn lãi suất thương mại dao động 10,5-11,4% trong 30 năm. Chủ đầu tư của dự án này là Tổng công ty Phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính Việt Nam - VIDIFI. Hình thức đầu tư dự án này theo hình thức hợp đồng BOT. Mức thu phí đang được áp dụng trên tuyến này hiện khá cao (thấp nhất 190.000 đồng một lượt cho xe dưới 9 chỗ ngồi chạy toàn tuyến). Dự kiến, đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng sẽ mãn tải sau 18 năm khai thác. Sau hơn 3 năm đưa vào khai thác, doanh nghiệp liên tục nói tình hình kinh doanh, khai thác dự án này bị lỗ trung bình 2,5 tỷ đồng mỗi ngày.

Hình thức đầu tư tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng là hình thức hợp tác công tư, tiếng Anh là Public - Private Partner, viết tắt là PPP. Thông thường theo hình thức PPP này, nhà nước phải tham gia từ 30-50% tổng vốn đầu tư, phần còn lại do nhà đầu tư tham gia vốn và hoàn vốn đầu tư bằng thu phí. Nghĩa là trong tổng kinh phí đầu tư cao tốc Hà Nội - Hải Phòng là 44.818 tỉ đồng thì nhà nước cần phải tham gia ngay từ đầu với 13.000 đến 22.000 tỉ đồng. Tuy nhiên nhà nước cộng sản Việt Nam hiện nay thì "trên răng dưới bình xăng amoniac" nên đã cắt đất tại dự án Khu đô thị Gia Lâm - Hà Nội giao cho nhà đầu tư Vidifi để nhà đầu tư này thu khoản tiền sử dụng đất ở đây hoàn vốn đầu tư cùng với quyền thu phí 18 năm khai thác.

III. Việt cộng xây dựng cao tốc Bắc - Nam trong lúc này là bán nước nếu nhà đầu tư có xuất xứ từ Trung cộng:

Việc nhà cầm quyền cộng sản quyết tâm hoàn thành 654 km đường cao tốc giai đoạn 2017 - 2020 với việc phân chia thành 11 dự án thành phần đi qua 13 tỉnh, thành (Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Tiền Giang và Vĩnh Long), trong đó có 8 dự án đầu tư theo hình thức PPP (hình thức đối tác công tư) lẫn hợp đồng BOT với sự tham gia của các nhà đầu tư đến từ Trung cộng chắc chắn sẽ là hình thức "bán nước trá hình".

Lấy điển hình như dự án cao tốc Hà Nội - Hải Phòng như đã nói trên để dễ hình dung, chúng ta không khó nhận ra âm mưu bán nước của Việt cộng như sau:

1. Nếu đầu tư theo hình thức đối tác công tư - PPP: Chắc chắn Việt cộng sẽ "đổi đất lấy cao tốc" y chang như đã thực hiện tại cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Đất của ta lại giao quyền sử dụng cho nhà đầu tư Trung cộng thì có khác gì Việt cộng đã chính thức BÁN NƯỚC từng phần cho Trung cộng?

Ngoài ra, quyền khai thác để thu phí hoàn vốn đầu tư sẽ giao cho nhà đầu tư Trung cộng với thời hạn sẽ không dưới 20 năm. Điều gì sẽ xảy ra khi đường trên đất của ta lại do nhà đầu tư Trung cộng làm chủ ? Không cần nói thì ai cũng có thể dễ dàng hình dung;

2. Nếu đầu tư theo hình thức BOT thì thời gian thu phí sẽ không dưới 30 năm, hiện nay vấn nạn BOT do các nhà đầu tư trong nước làm chủ đầu tư mà đã gây ra biết bao phiền toái, bất công thì với nhà đầu tư Trung cộng sẽ còn phức tạp, nguy hiểm đến chừng nào?

Khi nhà đầu tư Trung cộng làm chủ cao tốc tại Việt Nam, tin chắc mỗi ngày không dưới hàng ngàn xe chạy thẳng từ Trung cộng đến hết chiều dài đường cao tốc do nó làm chủ đầu tư, điều gì sẽ xảy ra nếu bài học xương máu năm 1979 tái lập?

Mặt khác, khi đã giao quyền cho nhà đầu tư Trung cộng làm chủ đường cao tốc và khi đã cho phép đồng nhân dân tệ lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam thì sẽ không khó xảy ra chuyện các phương tiện tham gia trên cao tốc sẽ phải thanh toán phí qua trạm thu phí bằng đồng NDT.

Một âm mưu sâu xa, thâm độc hơn đó là khi nhà đầu tư Trung cộng làm chủ đường cao tốc thì giữa Việt Nam và Trung cộng cùng với Lào, Cambodia sẽ hiển nhiên hình thành việc kết nối lưu thông, giao thương y chang như các nước trong Liên minh Châu Âu. Điều này có khác gì Việt cộng đã chính thức sáp nhập Việt Nam vào Trung cộng một cách êm ru, hợp pháp.

Hơn nữa, với thực trạng về chỉ số cạnh tranh cũng như cục nợ quốc gia hiện nay đã vượt ngưỡng an toàn thì Việt cộng lấy đâu ra hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn tỉ đồng để làm vốn đốn ứng cho nhà đầu tư ? Không có sẽ đi vay, vay không được thì quay về đợ đất cho Trung cộng là dễ dàng, nhanh gọn nhứt.

Tóm lại, xây cao tốc Bắc - Nam là cần nhưng chưa phải lúc này. Các quốc gia đang khốn đốn vì ham tiền Trung cộng để rồi phải cắt đảo, giao cảng biển cho nó quản lý đã là rất nguy hiểm đến an ninh quốc gia, đằng này Việt cộng lại xăm mình giao cho Trung cộng làm chủ đầu tư cao tốc Bắc - Nam thì xem như đã giao động mạch chủ cho Trung cộng kiểm soát. Mất nước là điều chắc chắn. Vì vậy tui thiết tha kêu gọi toàn dân tộc Việt Nam hãy nói không với nhà đầu tư Trung cộng tại tất cả các dự án hạ tầng ở Việt Nam, đặc biệt là dự án xây dựng cao thông là phải không - nhứt định là không./.

Featured Posts
Recent Posts
Search By Tags
Follow Us
  • Facebook Classic
  • Twitter Classic
  • Google Classic
bottom of page