Đảng Cộng Sản Giãy Giụa Trước Khi Giãy Chết
Nhiều người đã bình luận rằng tâm thế hoảng sợ của đảng đã lên cao đến mức lú lẫn để đảng liên tiếp phạm sai lầm khi áp dụng hàng loạt biện pháp cực đoan – một tín hiệu cho thấy đảng đang trong ‘giai đoạn giãy giụa trước khi giãy chết’.
Ngày 23/11/2018, vụ việc tờ Thanh Niên được chọn làm ‘thí điểm’ cho chiến dịch thanh trừng 13 nhân sự ngoài đảng đã phát đi một tín hiệu: trong những ngày tới, nhiều tờ báo nhà nước có thể sẽ phải nối gót theo ‘tấm gương’ Thanh Niên để thanh lọc nhân sự ngoài đảng và không chịu vào đảng. Thậm chí chiến dịch này còn có thể trở thành một phong trào mang tính mao ít đến mức đảng có thể áp đặt một chủ trương mới đối với báo chí nhà nước là sẽ cho nghỉ việc tất cả những ai không chỉ không muốn trở thành đảng viên cộng sản mà còn mang khuynh hướng không ủng hộ đảng Cộng sản.
Vụ việc trên xảy ra chỉ khoảng 3 tuần sau khi hai trí thức gạo cội là Nguyên Ngọc và Chu Hảo tuyên bố từ bỏ đảng Cộng sản cùng lời lẽ đanh thép tố cáo ‘chế độ phản dân hại nước’. Vụ việc trên cũng xảy ra ngay sau khi Ủy ban Kiểm tra trung ương công bố ‘khai trừ đảng đối với đồng chí Chu Hảo’.
Mặc dù đợt bỏ đảng vào tháng Mười Một năm 2018 chỉ đạt được con số hơn 10 người, song nhiều thông tin trong dư luận xã hội cho biết các cơ quan đảng ở Hà Nội đã ‘lo đến phát sốt’ vì sợ không sớm thì muộn, hiện tượng những người từ bỏ đảng ấy sẽ tác động mạnh đến giới đảng viên hưu trí và cả những đảng viên đương chức, dẫn đến một làn sóng bỏ đảng trên diện rộng và khiến ‘uy tín’ của đảng Cộng sản càng thêm giảm sút.
Nỗi lo sợ trên là có cơ sở, bởi hơn ai hết, ‘Tổng Chủ’ Nguyễn Phú Trọng và những người theo luận thuyết tháp ngà xa dân của ông ta cảm thấy lâu đài cát của họ có thể sụp đổ bất cứ lúc nào.
Bởi tình trạng thoái đảng diễn ra rất phổ biến ở Việt Nam.
Năm 2013, một con số thống kê chính thức của một cơ quan đảng đã cho thấy có đến 40% đảng viên nằm trong những dạng thoái đảng khác nhau tại các địa phương. Cho tới nay, hẳn tỷ lệ này còn phải cao hơn – có thể lên đến 50 – 60%, trong bối cảnh chính trị và xã hội nhiễu nhương hơn nhiều trước đây và còn chưa tới đáy.
Phần lớn những người thoái đảng thuộc về lớp cán bộ, công chức hưu trí. Họ âm thầm không nộp hồ sơ đảng từ nơi làm việc trước đó về nơi cư trú, và nếu sau một thời gian mà không thấy “nhắc nhở”, thì coi như không sinh hoạt đảng và cũng xem như đã “ra đảng”. Cũng có những đảng viên thoái đảng theo những cách khác như cố ý không sinh hoạt đảng dù có tên trong chi bộ địa phương, cố ý không đóng đảng phí, cố ý gây ra mâu thuẫn nội bộ để chi bộ bắt buộc phải khai trừ mình. Một số đảng viên khác, vì nguyện vọng đi định cư ở nước ngài cùng gia đình, đã đương nhiên đề nghị đảng xóa tên mình…
Kết quả của cơ chế “lãnh đạo toàn diện” của Đảng Cộng sản, mà thực chất là tư tưởng một đảng độc trị và độc tài, chính là nguồn cơn sâu xa và nguồn dẫn trực tiếp của quốc nạn tham nhũng mà đã khiến cho xã hội Việt Nam rơi vào tình trạng thảm cảnh như ngày hôm nay.
Những độc đoán về chính trị đã tất yếu dẫn đến hậu quả nạn độc quyền, đặc quyền và đặc lợi, trục lợi. Hậu quả ấy đã đẩy nền kinh tế vào thế vong tồn và cạn kiệt hầu hết các nguồn tài nguyên của đất nước. Cuộc trục lợi khổng lồ không thương xót đó đã, đang và sẽ dồn ép hậu quả khủng khiếp của nó lên đầu hơn 90 triệu người dân Việt và toàn bộ lực lượng vũ trang.
Hãy nhớ lại, trước khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1990, đảng Cộng sản Liên Xô còn đến 20 triệu đảng viên và cả 5 triệu quân nhân lẫn 3 triệu công an, nhưng tất cả đều bất động trước một biến đổi mang tính quy luật của lịch sử.
Sau khi xảy ra vụ khai trừ đảng ông Chu Hảo và thanh trừng 13 nhân sự ở báo Thanh Niên, nhiều người đã bình luận rằng tâm thế hoảng sợ của đảng đã lên cao đến mức lú lẫn để đảng liên tiếp phạm sai lầm khi áp dụng hàng loạt biện pháp cực đoan – một tín hiệu cho thấy đảng đang trong ‘giai đoạn giãy giụa trước khi giãy chết’.