CHẾT DƯỚI TAY TRUNG QUỐC - Lời kết
Trở lại năm 1984, tôi có nhiệm vụ viết diễn văn cho Ronald Reagan trong chuyến viếng thăm Trung Quốc. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một tổng thống Mỹ kể từ khi Richard Nixon bắt đầu quan hệ với những người cộng sản năm 1972, sự kiện này xảy ra trong trong thời kỳ của những hứa hẹn lớn và tiến triển quan trọng của chính trị Trung Quốc.
Thời điểm đó, người đứng đầu Trung Quốc là Đặng Tiểu Bình có vẻ thể hiện mong muốn chân thành chuyển từ đất nước nhà tù biệt lập của Mao sang cộng đồng những quốc gia hiện đại, dân chủ và tránh xung đột với phương Tây. Đáp lại, các công ty Mỹ như Coca-Cola, KFC và Proctor and Gamble bắt đầu đặt nền móng ở Trung Quốc và xuất khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ tăng dần - ở mức độ chưa có lý do gì để báo động.
Một khi quá trình tự do hóa kinh tế và dân chủ ở Trung Quốc vẫn tiếp tục, Mỹ đã đúng khi tiếp tục tham gia sâu hơn nữa. Tuy nhiên, như bạn đã đọc trong cuốn sách này, quá trình tự do hóa đã kết thúc đột ngột vào tháng 6 năm 1989 với một cuộc diễu hành của xe tăng và cái kết đẫm máu ở quảng trường Thiên An Môn.
Từ sau vụ Thiên An Môn, đảng Cộng sản Trung Quốc phản động và tàn nhẫn dùng bất cứ phương tiện cần thiết nào để giữ vững quyền lực. Ngày nay, ẩn sau vẻ ngoài của "sự trỗi dậy hòa bình", nước Mỹ quá tin người đã đi quá sâu vào một mối quan hệ thương mại bất thường với Trung Quốc, phá hủy nền tảng sản xuất của mình và nhanh chóng làm giảm khả năng tự vệ đối với mối đe dọa quân sự ngày càng tăng từ Trung Quốc.
Trái ngược với mối đe dọa ngày càng tăng từ Trung Quốc, trong bối cảnh được sự hỗ trợ đặt nhầm chỗ của cả hai đảng, các Tổng thống Mỹ từ Bush I và Clinton đến Bush II và Obama đều tiếp tục theo đuổi tăng cường quan hệ với Bắc Kinh như thể mối quan hệ là khá bình thường. Đó là sai lầm cơ bản trong mối quan hệ Trung Quốc - Mỹ: những nhà chính trị của chúng ta tiếp tục đối xử với các nhà lãnh đạo Trung Quốc như là những người bạn dân chủ đến từ các quốc gia châu Âu hay Nhật Bản, trong khi thực tế đây là một chế độ xã hội đen giết người không khác gì Iran dưới sự cai trị của Ahmadinejad hay Libya dưới thời Gadhafi và tàn bạo giống hệt như nước Nga thời Stalin.
Tôi có thể đảm bảo với bạn rằng nếu Ronald Reagan là Tổng thống hiện nay, ông sẽ dũng cảm đương đầu với các nhà độc tài ở Bắc Kinh như ông đã từng làm với Liên Xô. Sẽ không có tình trạng "đãi ngộ tối huệ quốc" và không có sự phụ thuộc tê liệt vào Trung Quốc để hỗ trợ cho ngân sách chính phủ của chúng ta. Sẽ nhanh chóng có công lý cho gián điệp Trung Quốc, lệnh trừng phạt mạnh mẽ chống lại tin tặc mạng Trung Quốc, và không có khoan nhượng cho những hành vi con buôn như thao túng tiền tệ. Cũng sẽ có những phản ứng ngoại giao mạnh mẽ và liên tục với sự lạm dụng thương mại thô bỉ của Trung Quốc đối với quyền phủ quyết của Liên Hợp Quốc để chiếm các nguồn tài nguyên thiên nhiên trọng yếu từ các quốc gia nhỏ bé. Và cũng giống như Ronald Reagan yêu cầu Gorbachev "lật đổ bức tường”, ông cũng sẽ khẳng định với người Trung Quốc, "Chúng tôi đang ở bên bạn, không phải là bên của kẻ áp bức của bạn". Và ông sẽ đảm bảo với những người lao động Mỹ rằng "chúng tôi sẽ không vận chuyển công việc của bạn đến Quảng Châu cho các sản phẩm sản xuất với giá rẻ hơn nhờ lao động nô lệ, trợ cấp xuất khẩu bất hợp pháp, vi phạm bản quyền trắng trợn, và đồng Nhân dân tệ bị định giá thấp.
Trong thực tế, lịch sử đã dạy chúng ta bài học căy đắng nhất về những gì có thể xảy ra khi chúng ta ở trong cộng đồng các quốc gia dân chủ để cho mình bị quyến rũ bởi "phép lạ kinh tế" của một quyền lực độc tài đang lên. Thật vậy, trong cuộc khủng hoảng những năm 1930, nhiều giám đốc điều hành doanh nghiệp Mỹ bị dụ tới Đức bởi sự pha trộn quyến rũ của công nghệ tiên tiến, chủ nghĩa dân tộc cực đoan, và chủ nghĩa tư bản nhà nước tương tự một cách kỳ lạ với những gì đang tồn tại ở Trung Quốc ngày nay.
Trong phiên bản trước đó của nước Đức "trỗi dậy hòa bình", những doanh nhân xuất sắc nhưng bảo thủ ngây thơ như Henry Ford đã đầu tư khoản tiền khổng lồ xây dựng các nhà máy lớn ở Đức Quốc xã. Tất nhiên, đầu tiên chính phủ Đức tước đi sự kiểm soát của Ford thông qua tất cả mọi biện pháp, từ yêu cầu về nội địa hóa linh kiện cho đến thanh lọc sắc tộc quản lý. Cuối cùng, công ty được đổi tên thành Ford-Werke, đặt dưới sự kiểm soát hoàn toàn của chính phủ, và được sử dụng hầu hết trong việc chuyên chở công cụ chiến tranh của Đức trong các cuộc chiến chớp nhoáng với các nước láng giềng khác nhau từ Ba Lan, Đan Mạch và Na Uy đến Hà Lan, Pháp, và Hy Lạp.
Cùng khoảng thời gian này, những người theo chủ nghĩa tự do được "giác ngộ" đổ xô đếnLiên bang Xô Viết mới, và nhà báo Lincoln Steffens chuyên moi tin nổi tiếng đã trở về nước Mỹ cùng tuyên bố, "Tôi đã nhìn thấy tương lai, và nó hoạt động!" Trong sự phấn khích, Henry Ford lao đến xây dựng một nhà máy ô tô tại Gorky để tham gia vào thị trường mới dũng cảm này. Tất nhiên, đây cũng là một nơi độc tài toàn trị, và Ford đã bị gạt một lần nữa.
Dưới ánh sáng của lịch sử và bức chân dung đậm nét của Trung Quốc ngày nay được minh họa một cách chính xác trong cuốn sách này, tất cả các nhà lãnh đạo chính trị và kinh tế từ Detroit và Washington tới Paris, London, và Tokyo nên có một cảm nhận nghiêm túc về những gì đang xảy ra ngày nay. Vì vậy, khi bạn đọc xong cuốn sách này và chuẩn bị hành động để đáp lại lời kêu gọi khẩn cấp của cuốn sách, xin nhớ hai điều:
Đầu tiên, mỗi ngày, hàng chục triệu cá nhân thành công của Trung Quốc từ San Francisco và Toronto đến Singapore và Đài Loan chứng minh rằng người dân Trung Quốc và văn hóa Trung Quốc có thể phát triển mạnh trong xã hội tự do. Khi mọi người bị đánh đập, tra tấn, hoặc bị giết để duy trì quyền lực hoặc khi các nhà đầu tư nước ngoài và các đối tác kinh doanh bị lừa dối và các bí mật thương mại và công nghệ của họ bị vi phạm bản quyền, đó không phải là do "người Trung Quốc". Điều này hoàn toàn không đúng.
Thứ hai, mỗi người chúng ta nên nghĩ kỹ để cẩn thận xem xét những ngụ ý trong cuộc trao đổi sau đây giữa Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai và Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger ở một cuộc họp năm 1973 trong giai đoạn hình thành mối quan hệ bình thường với Trung Cộng:Chu: Có lẽ đó là tính cách quốc gia của người Mỹ dễ bị lừa gạt bởi những người có vẻ tử tế và ôn hòa.
Kissinger: Đúng vậy.
Chu: Thực vậy...
Nhưng thế giới không đơn giản như thế...
—Nghị sĩ Dana Rohrabacher, Quận 46 (đảng Cộng hòa, bang California)