top of page

Đảng cộng sản: Thiện Ác điên đảo — mất hẳn nhân tính


Con người trước hết là người của tự nhiên, sau đó là người của xã hội. “Nhân chi sơ tính bổn thiện” [4], “ Người nào cũng có thể động lòng trắc ẩn” [5] là những nguyên lý chỉ đạo mà con người sẵn có khi chào đời, các nguyên lý chỉ đạo này giúp họ phân biệt được đúng hay sai, thiện hay ác. Tuy nhiên, đối với Đảng Cộng Sản, con người là thú vật, thậm chí còn như là máy móc. Thể theo Đảng Cộng Sản, thì không kể là giai cấp tư sản hay giai cấp vô sản, tất cả cũng chỉ là lực lượng vật chất mà thôi.

Mục đích của Đảng Cộng Sản là kiềm chế thao túng người ta và dần dần biến họ thành bọn hung tợn, tạo phản của cách mạng. Karl Marx cho rằng, “Chỉ có lực lượng vật chất mới có thể phá tan được lực lượng vật chất; mà lý luận một khi đã nắm được quần chúng, cũng sẽ biến thành một lực lượng vật chất.” [6] Ông ta tin rằng toàn bộ lịch sử của nhân loại không gì khác hơn là sự tiến hóa liên tục của nhân tính, rằng trên thực tế nhân tính chính là giai cấp tính, rằng không có gì là cố hữu, bẩm sinh mà tất cả đều là sản phẩm của môi trường mà thôi. Ông ta lý luận rằng con người là một “người của xã hội”, và không đồng ý với khái niệm “người của tự nhiên” mà Feuerbach [Phơ-bách] thừa nhận. Lenin tin rằng chủ nghĩa Marxism không thể tự nhiên mà tạo ra trong thành phần giai cấp vô sản, mà phải từ bên ngoài mà đưa vào. Lenin [Lê-nin] cố gắng nỗ lực hết sức nhưng vẫn không làm cho công nhân chuyển từ đấu tranh kinh tế sang đấu tranh chính trị để chiếm đoạt quyền lực. Cho nên ông đặt hy vọng vào Thuyết Phản Xạ Có Điều Kiện của Ivan Petrovich Pavlov, người đã từng đoạt giải Nobel. Lenin cho rằng lý thuyết này “có ý nghĩa quan trọng đối với thành phần giai cấp vô sản trên toàn thế giới.” Trotsky [7] còn tự phụ rằng Thuyết Phản Xạ Có Điều Kiện không những chỉ thay đổi con người về mặt tâm lý, mà còn thay đổi con người về mặt vật chất. Cũng giống như một con chó chảy nước miếng mỗi khi nghe tiếng chuông gọi bữa ăn trưa reo lên, quân lính nghe súng nổ mà dũng cảm xông lên và hiến dâng mạng sống cho Đảng Cộng Sản.

Từ cổ xưa, người ta tin tưởng rằng thành quả có được từ nỗ lực và lao động. Bằng cách lao động chăm chỉ người ta có được cuộc sống thịnh vượng. Biếng nhác là bị khinh thường và hưởng lợi mà không lao động là trái với đạo đức. Sau khi Đảng Cộng Sản lan tràn vào Trung Quốc như một bệnh dịch, chúng hô hào cặn bã xã hội và những kẻ ăn không ngồi rồi đi chia đất, cướp đoạt tài sản riêng tư, áp bức mọi người, công khai làm như thế dưới danh nghĩa pháp luật.

Ai cũng hiểu rằng kính trọng người lớn tuổi, chăm lo trẻ em là tốt; không kính trọng người lớn tuổi và thầy giáo là xấu. Nền giáo dục theo Khổng Tử khi xưa có hai phần: Tiểu Học và Đại Học. Giáo dục của Tiểu học là dạy cho trẻ em dưới 15 tuổi, chủ yếu là tập trung vào quy tắc về vệ sinh, giao tiếp xã hội, nghi thức (có nghĩa là giáo dục vệ sinh, cách đối xử xã hội, lời nói v..v). Giáo dục Đại Học nhấn mạnh về Đức tính và tiếp thụ Đạo Lý [8]. Trong các chiến dịch của Đảng Cộng Sản Trung Quốc để chỉ trích Lâm Bưu [9], phê phán Khổng Tử và bãi bỏ không kính trọng thầy, Đảng đã xóa tan tất cả chuẩn mực đạo đức trong tâm hồn của thế hệ trẻ.

Có một câu nói từ cổ xưa thế này, ‘Một ngày làm thầy của ta, thì trọn đời ta phải kính trọng người đó như là cha của mình.’

Ngày 5 tháng 8 năm 1966, Biện Trọng Vân, một cô giáo của Trường Trung học Nữ thuộc Đại Học Sư Phạm Bắc Kinh, bị các nữ sinh của cô bắt diễn hành trên phố, đội một chiếc mũ lừa cao, quần áo dính đầy mực đen, quàng một cái bảng đen sỉ nhục trên cổ, đi giữa đám học sinh trong khi chúng đang đánh trống bằng thùng rác. Cô bị bắt phải quỳ trên mặt đất, bị đánh bằng một cái gậy gỗ có đóng đinh lởm chởm, và bị đổ nước sôi lên người. Cô ta đã bị tra tấn đến chết đi.

Một nữ hiệu trưởng trường Trung học của Đại học Bắc Kinh bị học sinh bắt phải gõ lên một cái chậu rửa đã vỡ và la lớn rằng “Tôi là một phần tử xấu”. Để làm nhục bà ta, tóc bà đã bị cắt xén một cách bừa bãi. Bà bị đánh vào đầu cho đến khi máu phun ra, trong khi đó thì bị bắt buộc phải quỳ xuống và bò trên mặt đất.

Ai cũng nghĩ rằng sạch là tốt, bẩn là xấu. Vậy mà Đảng Cộng Sản Trung Quốc lại hô hào “phủ bùn khắp người và làm chai đầy bàn tay”, lại còn khen rằng “tay lem luốc và chân dính phân bò” [10] là hay. Những người như thế được xem là những phần tử cách mạng nhất, có thể đi học đại học, được gia nhập Đảng, được thăng chức, cuối cùng trở thành lãnh đạo của Đảng.

Tiến bộ của nhân loại là tiến bộ về kiến thức, nhưng dưới sự thống trị của Đảng Cộng Sản, kiến thức bị xem là những thứ không tốt. Các phần tử trí thức thì bị xếp loại thành ‘loại hôi thối hạng chín’ — là tệ nhất trên tỉ lệ từ một đến chín. Người trí thức phải học hỏi từ dân mù chữ, phải bị nông dân nghèo giáo dục lại để họ được cải tạo và bắt đầu một cuộc sống mới. Trong việc cải tạo lại thành phần trí thức, các giáo sư từ Đại học Thanh Hoa bị đày đến đảo Như Châu ở Nam Xương, tỉnh Giang Tây. Bệnh sán máng [11] là một bệnh rất phổ biến ở khu vực này, thậm chí một trại lao động cải tạo trước kia ở chỗ này cũng phải dời đi nơi khác. Vừa khi đụng vào nước sông, các giáo sư này đã bị nhiễm trùng và bị bệnh sơ gan, vì thế mà mất đi khả năng làm việc và sống.

Dưới sự chủ mưu của cựu Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai, Đảng Cộng sản Căm-pu-chia (Khờ-me Đỏ) đã tiến hành cuộc đàn áp dã man nhất nhắm vào thành phần trí thức. Những người có tư tưởng độc lập trở thành đối tượng bị cải tạo và bị tiêu diệt về tinh thần lẫn thể xác. Từ năm 1975 đến 1978, một phần tư dân số của Căm-pu-chia đã bị ám sát, một số người chỉ vì có cái dấu đeo mắt kính trên mặt mà bị giết chết.

Sau khi Đảng Cộng Sản Căm-pu-chia chiến thắng vào năm 1975, Pol Pot [Pôn-pốt] vội vàng bắt đầu thành lập chủ nghĩa xã hội — gọi là “một thiên đàng của xã hội nhân loại”, một xã hội không có sự khác biệt về giai cấp, không phân biệt thành thị nông thôn, không có tiền tệ hay thương mại. Cuối cùng thì các gia đình bị tan nát và được thay thế bởi những đội lao động nam và những đội lao động nữ. Tất cả bị bắt phải làm việc và ăn chung với nhau, mặc đồng phục cách mạng màu đen hay quân phục. Vợ chồng chỉ được phép gặp nhau mỗi tuần một lần.

Đảng Cộng Sản tuyên bố rằng không sợ Trời, không sợ Đất và ngông cuồng đòi cải tạo lại trời đất. Thật ra là chúng hoàn toàn chối bỏ hết thảy các nhân tố và lực lượng chân chính trong vũ trụ. Khi còn là sinh viên ở Hồ Nam, Mao Trạch Đông đã từng nói rằng:

“Trong những thế kỷ, các dân tộc đã từng trải qua những cuộc cách mạng lớn lao. Thường thường cái cũ thì bị rửa trôi đi và tất cả được nhuộm lại với cái mới; biến đổi to lớn xảy ra, có thể bao gồm sống và chết, thành công và hủy diệt. Cũng giống như sự hủy diệt của vũ trụ. Mà hủy diệt của vũ trụ chắc chắn không phải là sự hủy diệt cuối cùng, và cũng không hẳn hủy diệt ở nơi này thì sẽ là sáng tạo ở nơi kia. Con người chúng ta ai cũng có phần trong sự hủy diệt như thế, bởi vì trong việc hủy diệt vũ trụ cũ, chúng ta sẽ đem lại vũ trụ mới. Chẳng phải nó tốt hơn vũ trụ cũ hay sao!”

Tình cảm đối với người thân thuộc là điều tự nhiên của con người. Tình cảm thân mến giữa vợ chồng, con cái, cha mẹ, bạn bè nói chung là bình thường trong xã hội loài người. Qua các cuộc vận động chính trị liên tiếp, Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã thay đổi con người thành chó sói, thậm chí biến thành thú vật hung tợn hơn cả chó sói nữa. Ngay cả những con hổ hung dữ nhất cũng không ăn thịt con của nó; nhưng dưới quyền thống trị của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, cha mẹ và con cái đấu tố nhau, vợ chồng tố cáo nhau, đều là chuyện thường; quan hệ gia đình thân thuộc thường thường không được chấp nhận.

Vào giữa thập niên 1960, một nữ giáo viên ở một trường tiểu học tại Bắc Kinh vô tình viết hai chữ ‘chủ nghĩa xã hội’ và ‘sụp đổ’ chung với nhau, lúc cô tập cho các học sinh viết chữ Hán. Các học sinh liền báo cáo cô. Sau đó, hằng ngày cô ta bị phê bình chỉ trích và bị các nam học sinh tát mặt. Con gái của cô ta đã cắt đứt tình mẹ con với cô. Khi tranh cãi dữ dội trong các buổi sinh hoạt chính trị, con gái cô ta đã chỉ trích thái độ của mẹ mình trong “chiều hướng mới của đấu tranh giai cấp”. Tiếp theo sự bất hạnh này, vài năm sau, cô giáo viên đó thường ngày không làm chi khác hơn mà chỉ quét dọn trường và dọn dẹp nhà vệ sinh.

Ai đã từng sống trong thời Cách Mạng Văn Hóa sẽ không bao giờ quên cô Trương Chí Tân, bị cầm tù vì phê phán Mao Trạch Đông bị thất bại trong chiến dịch Đại Nhẩy Vọt. Rất nhiều lần cai ngục cởi hết quần áo của cô ta, còng tay cô về phía sau và quẳng cô vào xà-lim của đàn ông để cho các tù nhân nam hãm hiếp tập thể. Cuối cùng cô ta đã bị điên loạn. Trước khi bị giết chết, cai ngục sợ rằng cô ta sẽ hô to những khẩu hiệu phản đối, nên bọn chúng đè đầu cô ta trên một phiến đá và cắt cuống họng cô mà không dùng một chút thuốc tê.

Trong cuộc đàn áp bức hại Pháp Luân Công những năm gần đây, Đảng Cộng Sản Trung Quốc vẫn liên tục sử dụng thủ đoạn cũ đó để kích động căm thù và xúi giục bạo lực.

Đảng Cộng Sản tiêu diệt bản tính thiện lương của con người, chúng xúi giục, dung túng và lợi dụng phần ác trong nhân tính của con người để củng cố quyền thống trị của chúng. Từ cuộc vận động này đến cuộc vận động khác, người có lương tâm vì kinh sợ bạo lực mà ép buộc phải im lặng. Đảng Cộng Sản đã tiêu diệt chuẩn mực đạo đức trong vũ trụ một cách có hệ thống; mục đích là để hoàn toàn phá hủy khái niệm đạo đức, phá hủy khái niệm Thiện và Ác mà nhân loại đã duy trì hàng ngàn năm qua.

Featured Posts
Recent Posts
Search By Tags
Follow Us
  • Facebook Classic
  • Twitter Classic
  • Google Classic

© 2017 Liên Hiệp Hội Đồng Quốc Dân Việt Nam

bottom of page