Đảng viên cộng sản là người không thể tin được
Trong cuộc biện luận tranh cử tổng thống Mỹ năm 2004 vừa qua, có một ứng cử viên phát biểu rằng, người ta có thể thay đổi chiến lược về vài vấn đề khi cần thiết, nhưng họ không thể, nói chung, chuyển đổi “ niềm tin” hoặc “nguyên tắc” của vấn đề mà họ nhìn nhận, nếu không người này là người “không thể tin được”[6]. Câu nói này thực sự làm rõ ràng một tính chất.
Đảng cộng sản chính là điển hình về mặt này. Lấy Đảng cộng sản Trung Quốc làm ví dụ, thì từ ngày thành lập 80 năm trước đến nay, đã trải qua 16 đại hội với đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, mà cũng đã thay đổi, sửa chữa luật lệ của Đảng 16 lần. Trong 50 năm sau khi chiếm đoạt chính quyền , Đảng cộng sản Trung Quốc đã có 5 lần sửa đổi lớn Hiến Pháp của Trung Quốc.
Lý tưởng của Đảng cộng sản là sự công bằng của xã hội, để rồi cuối cùng thực hiện theo chủ nghĩa cộng sản. Nhưng dưới sự thống trị của Đảng cộng sản, Trung Quốc hôm nay là một trong những quốc gia phân biệt giầu nghèo nhất trên thế giới. Rất nhiều đảng viên Cộng sản giàu sụ, trong khi quốc gia có khoảng 800 triệu người dân đang sống trong cảnh bần cùng.
Tư tưởng của Đảng cộng sản Trung Quốc ban đầu là chủ nghĩa Karl Marx-Lenin. Sau đó nhồi thêm tư tưởng của Mao Trạch Đông. Rồi đắp thêm vào đó là lý luận của Đặng Tiểu Bình. Và giờ đây lại có thuyết “tam đại biểu” của Giang Trạch Dân được gắn lên nữa. Thực ra ngay tư tưởng và chủ nghĩa của Mác-Lê và Mao so với lý luận của họ Đặng và thuyết ‘Tam đại biểu’ của họ Giang thì đã khác nhau như trâu với ngựa, không những thế chúng còn trái lại và cách xa nhau vạn dặm, vậy mà Đảng cộng sản Trung Quốc, một khi thổi phồng chúng lên, rồi đặt bệ tôn thờ để quỳ lạy các thứ ấy cùng nhau được, thì sự việc này quả thực tự cổ chí kim chỉ thấy có một.
Các lý luận phát sinh diễn tiến của Đảng Cộng sản phần lớn là trái ngược với nhau. Đảng cộng sản chưa hề có tổ quốc, mà lại xây dựng thuyết ‘toàn cầu đại đồng’, đến hôm nay lại là chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Ban đầu Đảng tịch thu mọi tài sản tư hữu, đả đảo giai cấp tư sản bóc lột, rồi đến hôm nay chính sách của Đảng cộng sản là kết nạp các nhà tư bản vào Đảng. Nguyên tắc cơ bản của Đảng cộng sản đổi trắng thay đen thật chớp nhoáng khỏi cần nói. Trên lịch sử lập nghiệp và duy trì chính quyền, hôm nay Đảng sẵn sàng vứt bỏ nguyên tắc đang được tuyên truyền hôm qua, và ngày mai, có thể Đảng lại có một lập trường nguyên tắc mới. Thực ra dù có biến đổi thế nào đi nữa, thì mục tiêu rõ ràng, chắc chắn của Đảng cộng sản vẫn là tước đoạt và duy trì chính quyền, và hưởng thụ quyền lực trên sự lũng đoạn tuyệt đối đến xã hội.
Trong lịch sử của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã có hơn mười phen đấu tranh về đường lối được coi là ‘sống chết’. Thực ra những phen đấu tranh đó không có gì khác hơn là những đợt thanh trừng nội bộ sau mỗi lần Đảng cộng sản thay đổi nguyên tắc và lập trường.
Cần phải nói rõ là, mỗi một lần lập trường nguyên tắc được thay đổi là đều xẩy ra khi Đảng cộng sản Trung Quốc đối diện với nguy cơ khủng hoảng không tránh khỏi mà có liên quan đến việc hợp pháp hoá và vấn đề sống còn của Đảng. Lần nào Đảng cộng sản thỏa thuận nhượng bộ , như là — hợp tác với Quốc Dân Đảng, ngoại giao theo hướng thân Mỹ, cải cách và cởi mở kinh tế, đẩy mạnh chủ nghĩa dân tộc —cũng đều vì muốn chiếm đoạt hoặc củng cố vững chắc quyền lực. Cái chu kỳ tuần hoàn của mỗi một lần “Đàn áp – Vuốt ve” cũng không phải không nguyên do mà phát sinh
Tây phương có câu ngạn ngữ rằng: chân lý là cần phải kiên trì không đổi, còn dối trá là vĩnh viễn biến hoá. Quả là rất đúng!