Thư Ngỏ của Phạm Bá Hoa
Tôi chào đời năm 1930, vào quân đội Việt Nam Cộng Hòa năm 1954, chống lại cuộc chiến tranh do nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa gây ra.
Trong bang giao quốc tế, khi quốc gia này đánh chiếm quốc gia kia, không có tên gọi nào khác ngoài hai chữ “xâm lăng”. Hơn thế nữa, cộng sản Việt Nam -tôi gọi là Việt Cộng- là cánh tay của cộng sản quốc tế, có nhiệm vụ nhuộm đỏ toàn cõi Việt Nam và các quốc gia lân cận để tiến đến một thế giới vô sản trong tay của Liên Xô, mà Tổng Bí Thư Việt Cộng Lê Duẫn đã nói: "Ta đánh đây (VNCH) là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc".
Sau ngày 30/4/1975, lãnh đạo Việt Cộng với lòng thù hận đã đày đọa chúng tôi trong hơn 200 trại tập trung mà họ gọi là trại cải tạo, hằng trăm Bạn tôi đến 17 năm, riêng tôi là 12 năm 3 tháng.
Tuy tên Quốc Gia và Quân Lực mà tôi phục vụ không còn nữa, nhưng linh hồn trong quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ vẫn nguyên vẹn trong tôi. Tôi không hận thù lãnh đạo Các Anh, nhưng tôi không bao giờ quên chuỗi tội ác mà họ đã gây ra cho Dân Tộc và Tổ Quốc từ năm 1945 đến nay! Vì vậy mà tôi vẫn tiếp nối trách nhiệm của Người Lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, chống lại nhóm lãnh đạo Việt Cộng theo cách mà tôi thực hiện được. Cũng vì vậy mà tôi chưa bao giờ, và sẽ không bao giờ về Việt Nam cho đến khi quê hương tôi có một chế độ dân chủ tự do thật sự.
Các Anh là Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam. Xin gọi Người Lính Quân Đội Nhân Dân ngắn gọn là “Các Anh” để tiện trình bày. Chữ “Các Anh” viết hoa mà tôi sử dụng ở đây, bao gồm từ người lính đến các cấp chỉ huy, ngoại trừ lãnh đạo cấp Sư Đoàn, Quân Đoàn, Quân Chủng, Bộ Tổng Tham Mưu, và Bộ Quốc Phòng. Là Người Lính trong quân đội “Nhân Dân”, Các Anh phải có trách nhiệm bảo vệ Tổ Quốc Nhân Dân, vì Tổ Quốc với Nhân Dân là trường tồn, trong khi đảng cộng sản hay bất cứ đảng nào cầm quyền cũng chỉ một giai đoạn của lịch sử, và nội dung tôi gởi đến Các Anh được đặt trên căn bản đó.
Với thư này, tôi tổng hợp một số tin tức liên quan đến đặc khu kinh tế Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh. Thứ nhất. Dự án phát triển kinh tế xã hội (trích trong Wikipedia và Google.vn). Vân Đồn là một huyện đảo thuộc tỉnh Quảng Ninh. Quận lỵ có tên là Cái Rồng. Diện tích 2.171 cây số vuông, gồm 551 cây số vuông đất tự nhiên, và 1.620 cây số vuông là biển. Vị trí, từ Hạ Long kéo đường thẳng lên hướng đông bắc đến điểm tận cùng là Móng Cái, thì Vân Đồn cách Hạ Long 1/3 về hướng tây nam, và cách Móng Cái 2/3 về hướng đông bắc. Dân số năm 2003 là 39.157 người.
Đặc khu kinh tế Vân Đồn là một khu kinh tế vùng cực bắc, được thành lập từ giữa năm 2007, với mục đích biến thành trung tâm du lịch sinh thái biển đảo, và những dịch vụ giá trị cao, đồng thời là trung tâm hàng không trong giao thương quốc tế, sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế tỉnh Quảng Ninh. Khu kinh tế Vân Đồn, gồm một khu thương mại tự do (không thuế) trong khu hải cảng Vạn Hoa, và một khu quan thuế.
Ngày 18/2/2009, Thủ Tướng Việt Cộng Nguyễn Tấn Dũng đã ký phê duyệt dự án xây dựng Khu kinh tế Vân Đồn đến năm 2020, và tầm nhìn đến 2030.
Năm 2011, Bí Thư tỉnh ủy Quảng Ninh Phạm Minh Chính đã có 2 dự án "phát triển kinh tế xã hội" cho Vân Đồn và Móng Cái. Phạm Minh Chính, quê Thanh Hóa. Tháng 8/2010, Thứ Trưởng Bộ Công An. Năm 2011-2015, Bí Thư tỉnh ủy Quảng Ninh. Tháng 2/2016, Trưởng ban tổ chức trung ương đảng.
Tháng 8/2012, phái đoàn tỉnh Quảng Ninh sang đại học Thẩm Quyến hai ngày để học kinh nghiệm xây dựng đặc khu. Bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh Phạm Minh Chính đề nghị trung ương phát triển Móng Cái và Vân Đồn thành đặc khu kinh tế, đồng thời cho thuê đất đặc khu trong thời hạn 120 năm.
Ngày 1/10/2012, Bộ Chính Trị Việt Cộng phổ biến Thông Báo số 108-TB/TW, dưới tên gọi Dự Án Phát Triển Kinh Tế Xã Hội, vừa nhanh vừa bền vững, và bảo đảm quốc phòng, an ninh. Ngày 21/8/2013, thường trực tỉnh ủy Quảng Ninh đã có buổi hội thảo với đoàn chuyên gia Trung Tâm Nghiên Cứu Đặc Khu Kinh tế Trung Quốc thuộc trường đại học Thâm Quyến, để chuẩn bị cho cuộc hội thảo rộng lớn hơn. Sau hai ngày hội thảo, đại diện hai bên đã ký Bản Ghi Nhớ về hợp tác tổ chức hội thảo.
Theo thông tin điện tử tỉnh Quảng Ninh, thì ngày 20/3/2014 tại thành phố Hạ Long, Ban Chỉ Đạo tổ chức hội thảo quốc tế tỉnh Quảng Ninh cùng với trung tâm nghiên cứu đặc khu kinh tế Trung Quốc thuộc trường đại học Thâm Quyến tỉnh Quảng Đông, đã tổ chức cuộc hội thảo quốc tế mang tên “Phát triển đặc khu kinh tế, kinh nghiệm và cơ hội”. Rất đông lãnh đạo từ trung ương và lãnh đạo các tỉnh Quảng Ninh, Khánh Hòa, và Kiên Giang tham dự.
Tôi nhấn mạnh với Các Anh rằng: "Sự hiện diện của lãnh đạo Khánh Hoà và Kiên Giang -theo yêu cầu của Trung Cộng- trong cuộc hội thảo này, cho thấy sự quan tâm của Trung Cộng đến cả 3 khu kinh tế dọc ven biển Việt Nam, dĩ nhiên là sự quan tâm trong âm mưu của Trung Cộng gây tổn hại trực tiếp đến an ninh quốc phòng Việt Nam".
Nhìn lại hai năm qua (2013-2014), nhiều đoàn cố vấn Trung Cộng và nhiều đoàn Việt Cộng qua lại giữa hai nước, để thảo luận khung pháp lý cho kế hoạch thiết lập dự án đặc khu. Phái đoàn Trung Cộng cố vấn về những điều kiện căn bản, thiết kế, chọn vị trí địa lý, định vị ngành, chính sách ưu đãi, quản trị kinh tế xã hội, vốn ngoại quốc, và quản trị nhân tài cho các khu kinh tế đặc biệt của Việt Cộng.
Với đoạn văn bên trên, Các Anh phải hiểu đặc khu Vân Đồn là của Việt Nam, nhưng chính xác là Trung Cộng soạn thảo kế hoạch. Ngày 31/12/2014, Thủ Tướng Việt Cộng Nguyễn Tấn Dũng, ban hành Quyết Định số 2428/QĐ-TTg về một số cơ chế, chính sách đặc thù đối với khu kinh tế Vân Đồn. Từ đó đến cuối năm 2015, tỉnh Quảng Ninh đã giải tỏa xong mặt bằng sau khi giải quyết các thủ tục pháp lý, và giúp các nhà thầu nhanh chóng bắt đầu xây dựng khu kinh tế Vân Đồn.
Tháng 1/2015, Thủ Tướng Việt Cộng Nguyễn Tấn Dũng, quyết định bổ sung khu kinh tế được đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2013-2015 Tháng 1/2016, báo Quảng Ninh có bài viết mô tả "Vân Đồn đang được ví như một đại công trường" của tỉnh với hơn 70 dự án, các công trình hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông, dịch vụ du lịch đang thực hiện.
Tháng 9/2016, theo bản tin của Tân Hoa Xã Trung Cộng, thì tỉnh Quảng Ninh cần 12 tỷ mỹ kim để đầu tư phát triển đặc khu Vân Đồn, và tỉnh đã vận động được 1 tỷ 800 triệu mỹ kim. Sao Trung Cộng biết rõ về tài chánh của đặc khu Vân Đồn quá vậy? Với nhóm chữ "tỉnh đã vận động được 1 tỷ 800 triệu mỹ kim", có phải là Trung Cộng cung cấp tiền kèm theo điều kiện gì đó như hai đặc khu kinh tế bên Tích Lan và Cam Bốt không? (Cuối cùng thì hai đặc khu đó vào tay Trung Cộng, vì Trung Cộng ưu ái cho vay nợ, khi nợ cao quá mà quốc gia không tiền trả nên phải giao cho Trung Cộng 99 năm để trừ nợ).
Ngày 22/3/2017, Bộ Chính Trị Việt Cộng quyết định dự án xây dựng các khu hành chánh kinh tế đặc biệt, và đồng ý thành lập đặc khu kinh tế ở Vân Đồn, Bắc Vân Phong, và Phú Quốc. Ngày 10/10/2017, dựa trên kết luận 21 của Bộ Chính Trị, dự Luật đơn vị hành chánh kinh tế đặc biệt -chuẩn bị từ năm 2014- chánh thức được Bộ Chính Trị Việt Cộng chuyển sang Quốc Hội Việt Cộng (vì hơn 85% đại biểu là các cấp lãnh đạo nên tôi gọi là Quốc Hội Việt Cộng) .
Ngày 22/11/2017 bản tin trên Trí Thức Trẻ online, như sau: "Sự xuất hiện của tập đoàn Sungroup với hàng loạt dự án ngàn tỷ đầu tư vào hạ tầng giao thông, khu du lịch nghỉ dưỡng có casino hồi đầu năm 2015, bằng việc khởi công xây dựng nhà ga và phi trường quốc tế Vân Đồn với vốn đầu tư 7.500 tỷ đồng. Từ đó, nhiều dự án lớn được tỉnh Quảng Ninh kêu gọi đầu tư vào khu du lịch sinh thái đảo Phượng Hoàng với vốn đầu tư 5.500 tỷ đồng + Khu vui chơi giải trí với mức đầu tư 3.500 tỷ đồng + Khu du lịch sinh thái với vốn đầu tư 2.500 tỷ đồng. Theo báo cáo của tỉnh Quảng Ninh, thì từ năm 2015 đến tháng 11/2017, đã thu hút được 36.000 tỷ đồng đầu tư vào các dự án. Mới đây, tỉnh đã chọn tập đoàn Sungroup là nhà đầu tư chiến lược vào dự án khu phức hợp nghỉ dưỡng giải trí có kinh doanh cờ bạc, với vốn đầu tư trên 2 tỷ mỹ kim".
"Ngoài ra, tập đoàn CEO Group cũng đang lập thủ tục đầu tư khu du lịch nghỉ dưỡng Sonasea Dragon Bay. Tỉnh Quảng Ninh vừa nhận thông báo kết luận về dự án này từ chủ đầu tư. Theo đó, dự án chiếm diện tích 94 mẫu tây gồm 5 phân khu như: (1) Tổ hợp khách sạn 5.000 phòng. (2) Công viên nước. (3) Trung tâm mua sắm. (4) Bến tàu. (5) Bãi biển công cộng. Tổng mức đầu tư của dự án là 5.000 tỷ đồng". Đến đây thì Các Anh hiểu rõ rồi chớ? Khi dự luật chuyển sang Quốc Hội, thì đặc khu Vân Đồn do Trung Cộng thực hiện đã bắt đầu từ đầu năm 2015 rồi. Ngày 3/5/2018. Bí Thư tỉnh ủy, Chủ Tịch Hội Đồng Nhân Dân Quảng Ninh Nguyễn Văn Đọc đã kiểm lại tình hình đất đai tại huyện Vân Đồn, vì trong những tháng gần đây, rất nhiều văn phòng giao dịch đất hoạt động chuyển nhượng giữa các nhà dân với những người mua đất. Ông Đọc khẳng định là từ khi Vân Đồn được đầu tư gần 2 tỷ mỹ kim vào xây dựng hạ tầng giao thông, thì giá đất tại đây tăng vừa cao vừa nhanh. Hiện nay, tại đây có hiện tượng những người đầu cơ mua thu gom đất, và đẩy giá bán lên cao. Vì vậy, ông Đọc sẽ yêu cầu huyện Vân Đồn thực hiện những điều sau đây: (1) Tạm dừng chuyển đổi mục đích sử dụng đất. (2) Tạm dừng giao dịch chuyển nhượng sử dụng đất. (3) Giải quyết các trường hợp vi phạm liên quan đến lấn chiếm, và chuyển nhượng đất trái phép. (4) Đặc biệt là nghiêm cấm hành vi chuyển nhượng đất cho những người không có hộ khẩu tại huyện Vân Đồn, trong thời gian chờ Quốc Hội thông qua luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt. Đối với các cán bộ công chức, viên chức, không được tham gia bất cứ hoạt động mua, bán trao đổi đất đai, nếu vi phạm sẽ bị kỷ luật". Theo Ủy Ban Nhân Dân huyện Vân Đồn, từ đầu năm 2018 đến nay, hơn 1.000 trường hợp chuyển nhượng đất đã làm thủ tục. Giá đất đang diễn biến từ 20 triệu đồng đến 25 triệu đồng một thước vuông (trung bình là 1.000 mỹ kim 1 thước vuông). Ngày 9/4/2018, Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Ninh cho biết: "Căn cứ các dự án đã được Ủy Ban Nhân Dân tỉnh cho phép lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch, và hồ sơ do Ủy Ban Nhân Dân huyện Vân Đồn, các nhà đầu tư trình thẩm định, phê duyệt. Ban Quản Trị khu kinh tế Vân Đồn đề nghị Ủy Ban Nhân Dân huyện và các nhà đầu tư tạm dừng việc thực hiện các dự án mới. Ngoài các dự án về an sinh xã hội, các dự án về con đường di sản, tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng Sonasea Dragon Bay, khu vực đảo Ngọc Vừng, và các dự án của Tập Đoàn Sun Group, thì các dự án khác chỉ được Ủy Ban Nhân Dân tỉnh cho phép thực hiện các bước tiếp theo cho đến khi quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội, và quy hoạch chung xây dựng của Vân Đồn theo hướng đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt được phê duyệt". Theo báo cáo dự án thành lập đơn vị hành chánh kinh tế đặc biệt Vân Đồn của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Ninh, cho biết: "Trong giai đoạn 2012 – 2017, tỉnh đã huy động và thu hút hơn 57.600 tỷ đồng vào đầu tư các công trình phục vụ phát triển Vân Đồn. Trong đó, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước là 17.300 tỷ đồng hay là 30% tổng số vốn, và phần 70% hay là 40.300 tỷ đồng còn lại là từ các nguồn vốn đầu tư khác". Vẫn theo tỉnh Quảng Ninh, thì những công trình lớn sau đây sẽ hoàn tất trong năm 2018: (1) Ngành giao thông sẽ hoàn thành 85 cây số đường tốc độ nhanh từ Hải Phòng đến phi trường Vân Đồn. (2) Phi trường quốc tế Vân Đồn nối Quảng Ninh với thế giới bên ngoài chánh thức hoạt động. (3) Công ty HDmon Holding có dự án tại Hạ Long với mức đầu tư 1.800 tỷ đồng, trên diện tích 300 mẫu tây. (4) CEO Group đang đề nghị mở rộng khu du lịch SonaSea Dragon Bay tại xã Hạ Long từ 94 mẫu tây lên 300 mẫu tây. (5) Công ty FLC, đang hoàn tất thủ tục đầu tư cho dự án nghỉ dưỡng và giải trí trên đảo Ngọc Vừng, với vốn đầu tư lên đến 2 tỷ mỹ kim. Và một số dự án lớn đang chuẩn bị thực hiện, là: (1) Khu nghỉ dưỡng và giải trí có casino do Sungroup là chủ đầu tư tại đảo Cái Bầu. (2) Khu nghỉ dưỡng Furama Vân Hải trên đảo Quan Lạn có khách sạn 5 sao, và vốn đầu tư khoảng 1.200 tỷ đồng. (3) Đặc biệt là dự án con đường di sản trong khu du lịch được xây dựng tại xã Hạ Long, huyện Vân Đồn. Và đây sẽ là hệ thống du lịch với 9 phân khu, trung tâm giải trí, và nghỉ dưỡng trên núi lớn nhất tại Đông Nam Á. Nhận định. Ngược dòng thời gian, đặc khu kinh tế Vân Đồn được tỉnh Quảng Ninh khởi xướng từ năm 2007, và Thủ Tướng Việt Cộng Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt năm 2009. Bí Thư tỉnh ủy Quảng Ninh Phạm Minh Chính và phái đoàn của tỉnh đã sang Trung Cộng -hay là Trung Cộng gọi sang- nói là học kinh nghiệm của họ từ năm 2012, và ngay sau đó ông đề nghị lãnh đạo trung ương cho thuê đất trong thời hạn 120 năm. Tuy lời văn không nói cho ai thuê, nhưng ngoài Trung Cộng thì còn ai vào đây, vì Bí Thư tỉnh ủy vừa từ Trung Cộng trở về. Rõ ràng hơn nữa là trong năm 2013 và 2014 nhiều phái đoàn Trung Cộng sang Vân Đồn -tài liệu có nói nhiều phái đoàn Quảng Ninh sang Trung Cộng nhưng không cho biết làm gì- mà tài liệu chỉ nói các phái đoàn Trung Cộng sang Vân Đồn nghiên cứu và phác thảo các công trình cho một đặc khu cùng lúc vừa phát triển kinh tế, vừa du lịch, vừa cờ bạc, vừa nghỉ dưỡng. Vậy là, Trung Cộng chánh thức bắt tay vào đặc khu Vân Đồn từ năm 2015, ba năm sau dự thảo Luật đang nằm chờ ở Quốc Hội Việt Cộng chỉ là hợp thức hóa sự kiện đã rồi. Cho dù bị người dân biểu tình phản đối dữ dội, nhưng tôi nghĩ là lãnh đạo Việt Cộng sẽ tìm mọi cách để thông qua dự luật đặc khu, vì đặc khu này trong tay Trung Cộng nên lãnh đạo Việt Cộng phải đi đúng hướng do Trung Cộng điều khiễn. Do vậy, tôi có 2 giả thuyết: Một là, lãnh đạo Việt Cộng sẽ ra cái điều chiều theo ý dân là bỏ hoặc thay đổi nội dung một vài điều khoản nào đó, để rồi sau khi thông qua, cái Quốc Hội Việt Cộng sẽ âm thầm tu chỉnh đúng theo lệnh của Bộ Chính Trị lúc đầu. Hai là, vào buổi sáng nào đó có bản tin cho biết, vì nhu cầu phát triển khẩn cấp các đặc khu để giúp Việt Nam phát triển vững chắc, nên Quốc Hội triệu tập phiên họp bất thường, và đã nhanh chóng thông qua dự luật với hơn 80% số phiếu (gốc đảng viên). Tôi nghĩ như vậy, vì ông Phạm Minh Chính -khi là bí thư tỉnh Quảng Ninh đã đề nghị thành lập đặc khu Vân Đồn từ năm 2012- hiện nay là Trưởng Ban Tổ Chức trung ương đảng Việt Cộng, ông ta có thừa quyền lực để bảo vệ quyền lợi trong dự án do ông ta khởi xuớng từ 7 năm trước là lẽ đương nhiên. Vì vậy mà theo tôi, những cuộc biểu tình phản đối Trung Cộng -thật ra là phản đối lãnh đạo Việt Cộng- từ ngày 9/6/2018 đến nay được đánh giá là đông đảo nhất, và mạnh mẽ nhất, với sự tham gia của mọi giới trong xã hội -nhất là giới trẻ cần bảo vệ tương lai của họ- rất đáng được hoan hô nồng nhiệt. Nếu như, không ngăn chận được sự thông qua dự luật đặc khu đi nữa, thì sức lớn mạnh của những đoàn biểu tình, cộng với những đoạn video của giới trẻ trên Youtube và trên Facebook, phân tách sự kiện cùng với dẫn chứng tội ác của lãnh đạo Việt Cộng, cộng với sự hỗ trợ mạnh mẽ về tinh thần từ những cuộc biểu tình của Cộng Đồng Việt Nam tị nạn cộng sản tại hải ngoại, tất cả gộp lại chính là sức mạnh của lòng dân khi bị dồn nén đến mức tận cùng của sức chịu đựng, và khi bùng phát trên toàn xã hội thì lãnh đạo Việt Cộng không có thứ vũ khí nào diệt được cả, vì Lòng Dân là Ý Trời. Lúc ấy, lãnh đạo Việt Cộng tìm cách thoát thân, hoặc quỳ xuống cúi đầu xin dân tha tội chết. Thứ hai. Ngân sách Việt Nam có khả năng thực hiện không? Thành lập các đặc khu, nhưng ngân sách quốc gia có khả năng cung ứng tài chánh -dù là một tỷ lệ nhỏ- cho dự án không? Các Anh hãy đọc tin tức dưới đây về tài chánh để nhận ra nợ nần mà lãnh đạo Việt Cộng vung tay vay mượn, dẫn đến hậu quả là những năm gần đây và hiện nay, ngân sách chỉ đủ trả nợ và trả lương cho bà con dòng họ nội ngoại, cùng với dòng họ thông gia và bè bạn của các cấp lãnh đạo từ trung ương xuống đến địa phương theo lời ông CLMV khi giữ chức Phó Thủ Tướng. Và liệu, tất cả những khoản tiền mà tỉnh Quảng Ninh nói là họ vận động được, có phải là dưới hình thức vay mượn nào đó từ Trung Cộng không? Nếu vay mượn, thì liệu có đặt Vân Đồn vào cái thế trừ nợ như chánh phủ Tích Lan bị mất hải cảng vào tay Trung Cộng trong 99 năm không? Ngày 9/6/2018, Luật sư Ngô Ngọc Trai từ Hà Nội gởi đến đài BBC bài viết "Việt Nam vay nợ công mà vẫn bỏ tiền vào đặc khu", xin trích một đoạn: "Theo ước tính của chánh phủ Việt Nam, thì số vốn xây dựng đặc khu kinh tế vào khảng 1 triệu 570 ngàn tỷ đồng (1.570.000 tỷ đồng), tương đương 75 tỷ mỹ kim (75.000.000.000 MK). Với số vốn lớn lao này, ngân sách quốc gia chỉ chi ra một phần nhỏ để làm mồi, còn phần lớn sẽ do nguồn vốn của doanh nghiệp đầu tư. Dù vậy, với ngân sách hạn hẹp trong những năm gần đây và hiện nay, thì phần nhỏ vừa nói cũng không thể cung ứng được vì nợ công hiện nay rất cao so với tổng thu nhập quốc gia (GDP)". (hết trích) "Theo bài "Việt Nam nợ nước ngoài gần 81 tỷ USD" trên báo điện tử Vneconomy thuộc Thời Báo kinh tế Việt Nam. Hồi tháng 9/2017, Bộ Tài Chánh phổ biến bản tin về nợ công như sau: Đến hết năm 2016, nợ công lên đến 61% GDP, hay là 94 tỷ 270 triệu mỹ kim, gồm: Nợ ngoại quốc là 39 tỷ 600 triệu mỹ kim + nợ trong nước là 54 tỷ 670 triệu mỹ kim". (hết trích) "Trong cùng tháng 9/2017, Ngân Hàng Thế Giới công bố bảng đánh giá về chi tiêu công của chánh phủ Việt Nam, kèm theo lời khuyến cáo rằng: "Việt Nam trong danh sách những quốc gia có tỷ lệ nợ trên GDP tăng nhanh nhất thế giới. Để giảm bớt rủi ro, Ngân Hàng Thế Giới khuyến cáo Việt Nam cần phải cam kết mạnh mẽ về giảm bội chi, và duy trì nợ công trong giới hạn cho phép". (hết trích) Tháng 5/2017, ông Trương Hùng Long, Cục Trưởng Cục Quản Lý Nợ & Tài Chánh Đối Ngoại thuộc Bộ Tài Chánh, cho biết: "Trong 10 năm trở lại đây, mỗi năm Việt Nam vay từ 4 tỷ đến 5 tỷ mỹ kim với ưu đãi mức lời, nhưng từ năm 2020 về sau, khi vay mượn ngoại quốc sẽ không còn ưu đãi nữa, vì Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình. Mượn thì phải trả vốn lẫn lời. Tỷ lệ trả nợ trực tiếp được qui định ở mức tối đa là 25% ngân sách nhà nước. Theo đó, thì năm 2014 là 13,8%; năm 2015 khoảng 16,1%". (trích trên VietNamNet) Vậy là, năm 2014 và 2015, ngân sách phải dành ra khoảng 15% để trả nợ, đó là một gánh nặng. Và đây là một gánh nặng khác, đối với ngân sách nhà nước Việt Cộng mà không bao giờ giải quyết được, trừ khi đảng cộng sản với nhà nước Việt Cộng độc tài này sụp đổ. Đó là bộ máy cầm quyền của Việt Cộng mà năm 2016, khi Nguyễn Xuân Phúc giữ chức Phó Thủ Tướng, đã nói rằng: "Việt Nam với dân số 90 triệu người, nhưng có đến 11 triệu người hưởng lương do ngân sách nhà nước trả. Con số này bao gồm cán bộ, công chức, người ăn lương hưu, hưởng trợ cấp từ ngân sách nhà nước, kể cả các hội đoàn nhà nước. Trong số 11 triệu người lãnh lương, chỉ có 1/3 làm việc, còn 2/3 không làm được việc gì cả". (trích bản tin đài RFA ngày 16/6/2016) Nhớ lại trong cuộc họp thứ nhất Ban Chỉ Đạo dự án đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức ngày 26/01/2013, với tư cách là Phó Thủ Tướng, ông Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh rằng: "Tình trạng chạy công chức vẫn diễn ra do chế độ thi tuyển người vào một cách bất cập. Trong bộ máy chúng ta có tới 30% số công chức không có cũng được, bởi họ làm việc theo kiểu sáng cắp ô đi tối cắp về, không mang lại bất cứ thứ hiệu quả nào". Vậy là năm 2013 --> 2016, số người lãnh lương nhà nước mà không làm được việc, tăng từ 30% năm 2013 lên 66% năm 2016 trong số 11 triệu viên chức. Một bộ máy cầm quyền Việt Cộng thật khủng khiếp, vì đâu có quốc gia tự do nào trên thế giới sử dụng hơn 10% tổng số dân vào bộ máy điều hành xã hội như lãnh đạo Việt Cộng. Tóm tắt. Với gánh nặng trả nợ công + gánh nặng trả lương cho 66% -trong tổng số 11 triệu nhân viên- không làm được việc gì cả, vậy thì ngân sách nhà nước còn lại bao nhiêu đề điều hành quốc gia? Cũng vì vậy mà năm nào cũng vừa tăng thuế, cộng với những thứ thuế mới. Lãnh đạo chỉ biết nặn đầu bóp trán tìm cách móc túi người dân ... nghèo, để có tiền trả lương cho dòng họ của họ, và xây tượng đài con người tội ác nhất trong dòng lịch sử Việt Nam: nguyễn tất thành = nguyễn ái quốc = hồ chí minh. Thứ ba. Một góc nhìn khác. "Một góc nhìn khác" là tôi đang nghĩ đến "Liệu, dự luật thành lập 3 đặc khu kinh tế Vân Đồn + Bắc Vân Phong + đảo Phú Quốc, có phải lãnh đạo Việt Cộng thêm một bước chuẩn bị nữa để khi Việt Nam sáp nhập vào Trung Cộng, thì Trung Cộng đã có mặt và sinh hoạt một cách bình thường trên khắp lãnh thổ Việt Nam, như thể đây là phần đất quen thuộc của họ từ lâu rồi chăng? Các Anh hãy đọc lại Điều 7, khoản 3 trong dự luật đặc khu. Theo điều khoản này thì phạm vi đặc khu kinh tế biến thành phần đất của Trung Cộng về tư pháp, vì: "Tranh chấp giữa các nhà đầu tư liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh tại đặc khu, trong đó có ít nhất một bên là nhà đầu tư nước ngoài có thể được giải quyết tại tòa án nước ngoài, trừ tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của tòa án Việt Nam theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự”.
Theo qui định trên, nếu có tranh chấp giữa công ty của Trung Cộng với người Việt Nam về giao dịch sản phẩm của công ty -hay bất cứ vấn đề gì đó- thì tòa án Trung Cộng xét xử. Dĩ nhiên tòa án của họ sẽ sử dụng ngôn ngữ của họ, lúc ấy công dân Việt Nam trở thành "bị can" ngoại quốc "đứng trước vành móng ngựa" ngay trên lãnh thổ của mình, và cần thông dịch viên tiếng Tàu - Việt. Nếu muốn kháng cáo lên tòa cấp trên, "bị can" Việt Nam phải đến tận thủ đô Trung Cộng. Như vậy, quyền lực quốc gia có còn là Việt Nam không? Các Anh hãy nhìn kỹ lại đi. Trên thế giới này, có quốc gia nào thản nhiên cho phép tòa án ngoại quốc xét xử công dân mình ngay trên lãnh thổ quốc gia của mình không?
Với góc nhìn này, là một nối tiếp chuỗi sự kiện mà tôi dựng lại trên toàn cõi lãnh thổ Việt Nam và trên hai quần đảo Hoàng Sa & Trường Sa của chúng ta trên Biển Đông trong Thư số 80b của tháng 6/2018 vừa qua, với ý nghĩa tô đậm thêm hành động của lãnh đạo Việt Cộng từng bước đẩy Việt Nam sát đến vòng tay Trung Cộng một cách nhẹ nhàng êm ả, tránh khuấy động lòng dân chống đối Trung Cộng. Bởi, những thất bại thảm hại của thời vua quan phong kiến Trung Hoa trong dòng lịch sử Việt Nam thời xa xưa đến thời cận đại, là một dấu ấn mãi mãi trong mắt lãnh đạo Trung Cộng thời đương đại, dẫn đến cái vòng lẩn quẩn là: "Lãnh đạo Việt Cộng sợ lãnh đạo Trung Cộng vì phải ôm chặt 16 chữ vàng và 4 tốt của Trung Cộng ---> Lãnh đạo Trung Cộng sợ người dân Việt Nam vì vua quan của họ ngày trước luôn thất bại trước sức mạnh của người Việt Nam ---> Người Việt Nam sợ lãnh đạo Việt Cộng vì họ độc quyền độc tài và độc ác với dân". Vì vậy mà lãnh đạo Trung Cộng tránh chỉ trích va chạm đến người dân Việt Nam, khi họ bất mãn người dân Việt Nam thì họ vỗ vào mặt lãnh đạo Việt Cộng là xong.
Kết luận.
Cho dẫu, dự luật thành lập 3 đặc khu kinh tế hàm chứa ý nghĩa nào đi nữa, thì “Lời Kêu Gọi” của cựu Đại Tá quân đội nhân dân Đào Văn Nghệ, vẫn là vô cùng cần thiết trước thảm họa đất nước và dân tộc Việt Nam chúng ta không thể nào thoát khỏi vòng tay tàn bạo nghiệt ngã của Trung Cộng, nếu dân tộc Việt Nam khoanh tay phó thác cuộc đời cho số mạng. Bởi, chuỗi sự kiện rành rành truớc mắt mà tôi dựng lại, dù là một chân dung chưa tròn vẹn + Với sự có mặt của công nhân chen lẫn quân lính Trung Cộng trên khắp lãnh thổ Việt Nam + Với thẻ căn cước 12 số theo Trung Cộng + Với sự kiện bỏ ngôn ngữ, tiếng nói, và chữ viết Việt Nam để học tiếng Việt mới theo âm Quan Thoại. Chỉ ngần ấy, đã đủ cho một thảm họa ngay trước mắt! Cựu Đại Tá Việt Cộng Đào Văn Nghệ kêu gọi người lính Các Anh, với lời than não nuột: “Đất nước lâm nguy! Giang sơn rơi lệ! Dân chúng lầm than!” Rồi ông mạnh mẽ:
“Hỡi toàn dân Việt Nam ở mọi miền đất nước! Hỡi Quân Đội và Công An Việt Nam, hãy bảo vệ cho người dân Việt Nam, như những chiến sĩ Quân Đội và Công An Nga Sô, Ba Lan, Đông Âu trước kia. Họ đã sớm thức tỉnh, nắm lấy thời cơ, cầm súng đứng về phía Nhân Dân, để ngày nay chính họ, gia đình vợ con họ được dân chủ, ấm no. Họ không còn phải sống trong lo sợ và đói khổ, dưới chế độ cộng sản cũ đầy dối trá và tội lỗi. Chế độ đã bao năm khống chế họ bằng luật rừng, bằng họng súng với nhà tù, cưỡi lên đầu lên cổ nhân dân họ. Bởi vậy, đây là thời điểm nhân dân và đất nước đang cần những anh hùng đứng lên giúp dân làm nên một trang sử, đưa dân tộc ta bước vào kỷ nguyên dân chủ, ấm no không còn cộng sản độc tài, …. Quân Đội Nhân Dân còn chờ gì nữa? Khẩn cấp tiến hành cách mạng lật đổ chế độ cộng sản Hà Nội, kiến lập quốc gia Cộng Hòa Việt Nam…. Tiến hành tổng tuyển cử toàn quốc, để nhân dân được thật sự tự do, ứng cử, bầu cử, tìm những người tài đức lãnh đạo đất nước. Bản Hiến Pháp mới phù hợp với Hiến Pháp chung quốc tế, để bảo vệ quyền con người cho toàn dân. Việt Nam ơi! Thời thế tạo anh hùng. Mẹ Việt Nam ơi! Mẹ sinh ra những anh hùng”.
Với lời kêu gọi thiết tha của một sĩ quan từng đứng chung hàng ngũ Các Anh, đã nhận rõ nguyên nhân đất nước và kêu gọi Các Anh hãy đứng lên. Vậy, Các Anh còn chần chờ gì nữa. Các Anh hãy vì sự sinh tồn của gia đình dòng họ cùng với bản thân Các Anh, và hơn hết là vì sự sinh tồn của dân tộc Việt Nam mà đứng lên, cùng với đồng bào các giới trong xã hội, chung sức giành lại quyền làm người cho 95 triệu đồng bào được sống trong một xã hội dân chủ pháp trị, để hãnh diện trước những người ngoại quốc đến Việt Nam du lịch, tìm hiểu nếp sống văn hóa dân tộc với chiều dài lịch sử ngàn năm trước đã lừng danh thế giới, và mỗi khi cầm sổ “Thông Hành” (hộ chiếu) ra ngoại quốc mà ngẫng cao đầu giữa thế giới văn minh lịch sự. Đừng chần chờ nữa. Nhanh lên. Thời cơ chính trị đến rồi đó.....
Các Anh phải hiểu rằng: “Tự Do, không phải là điều đáng sợ, mà là nền tảng cho sự thịnh vượng của đất nước. Không có Dân Chủ, không thể có sự trỗi dậy và phát triển bền vững. Và chính chúng ta phải tranh đấu, vì Dân Chủ Tự Do không phải là quà tặng. Texas, tháng 7 năm 2018 ****** Thêm đoạn tin ngắn, cho thấy lãnh đạo Việt Cộng triệt tiêu chữ quốc ngữ và nguồn cội của ngôn ngữ Việt Nam. Trích bản tin Người Sài Gòn ngày 9/7/2018, như sau: "Sáng thứ hai 9/7/2018, nhiều người dân đi lại khu vực Quận 1 đã dừng lại, ngước nhìn, và chụp hình, khi nhận ra bảng tên đường Alexandre de Rhodes đã bị gỡ xuống và thay bằng bảng tên "Đường Bùi Hiền". Hỏi chuyện một bác lớn tuổi đang dùng điện thoại chụp hình, được bác cho biết: "Họ làm đâu hồi đêm, vì chiều hôm qua tôi đi bộ qua đây, vẫn còn bảng tên cũ". "Vậy là, văn hóa ngôn ngữ và tiếng nói cùng với chữ viết Việt Nam, đang từng bước bị xóa bỏ để Việt Nam sáp nhập vào Trung Cộng từ năm 2020, trở thành "Kinh tộc tự trị khu" thuộc tỉnh Quảng Tây". (hết trích)