Lãnh đạo Philippines đứng về phía Trung Quốc. Các nhà phê bình nói rằng tất cả củng vì tiền.
(Theo tờ The Washington Post) MANILA - Khi một tàu đánh cá Trung Quốc đâm vào một tàu đánh cá của Philippines ở Biển Đông vào tháng trước - buộc 22 ngư dân phải từ bỏ con tàu bị mắc kẹt của họ - các quan chức ở Manila đã nhanh chóng lên án.
"Hèn nhát", Bộ trưởng quốc phòng Philippines nói.
Các chỉ huy quân sự đã làm theo, nói với các phóng viên rằng đã đến lúc Tổng thống Rodrigo Duterte phải cứng rắn với Trung Quốc sau nhiều năm gắn bó ngày càng ấm cúng.
Thay vào đó, nhà lãnh đạo Philippines đứng về phía Bắc Kinh.
Tám ngày sau vụ chìm tàu, Duterte đã bác bỏ vụ tai nạn ngày 9 tháng 6 gần dãi cạn Reed Bank và chỉ coi như là "một tai nạn hàng hải nhỏ bé" và từ chối lời cầu xin của ngư dân Philippines yêu cầu lập trường vững chắc hơn để bảo vệ ngư trường của họ ở Biển Đông đang tranh chấp.
“Tôi xin lỗi, nhưng sự việc là như vậy” tổng thống Duterte nói.
Sau đó Bộ trưởng quốc phòng Delfin Lorenzana đi ngược lại tuyên bố trước đó của ông ta và nói rằng có lẽ những người Trung Quốc đã "không cố tình đâm vào tàu cá của chúng ta." Thuyền trưởng của tàu cá củng hùa theo và nói rằng ông ta không còn chắc chắn rằng tàu cá của ông ta đã bị đâm tí nào cả.
Sự lật lọng của Manila trên những ngư dân bị mắc kẹt - mặc dù có bằng chứng trong một báo cáo của cảnh sát biển rằng các thủy thủ Trung Quốc đã hành động không đúng mực - cho thấy đồng minh lâu đời của Hoa Kỳ đã rơi vào vòng bùa chú của Bắc Kinh.
Được nhờ các khoản vay và tài trợ của Trung Quốc theo chương trình cơ sở hạ tầng Vành đai và Con đường của Chủ tịch Tập Cận Bình, chính quyền Duterte đã làm ấm lòng người hàng xóm khổng lồ của mình trong khi giải quyết tranh chấp về các yêu sách cạnh tranh của họ ở Biển Đông.
Tuy nhiên, một câu hỏi sắc bén về mặt chiến lược được đặt ra là: tổng thống Duterte sẽ đi bao xa trong việc ủng hộ những người bạn mới tại Bắc Kinh với nguy cơ cô lập đồng minh quân sự quan trọng tại Washington?
Chính quyền Philippine "có động cơ trong việc tuyên bố đây là một tai nạn," ông Gregory B. Poling, giám đốc của Asia Maritime Transparency Initiative, đã nói về vụ này.
Cách tiếp cận của Manila, ông nói, là dựa trên ý tưởng rằng nếu họ làm cho im lặng những tuyên bố của dân Philippines và ứng xử tốt đẹp, Bắc Kinh sẽ đáp trả lại với hỗ trợ đầu tư và phát triển.
Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông, nơi kết nối Đông Á với Ấn Độ Dương và là một trong những tuyến thương mại bận rộn nhất thế giới. Trong những năm gần đây, Bắc Kinh đã chiếm đóng và xây dựng các rạn san hô và đảo nhỏ có đường băng, radar và các cơ sở quân sự, khiến cho các quốc gia như Hoa Kỳ và các đồng minh phải báo động.
Một tòa án quốc tế vào năm 2016 đã duy trì các yêu sách của Philippines đối với lãnh hải. Nhưng Trung Quốc đã chối bỏ phán quyết này.
Để khẳng định yêu sách lãnh hải của mình, Trung Quốc triển khai những gì các chuyên gia an ninh gọi là dân quân hàng hải - một lực lượng bán quân sự đang tranh chấp ngư trường, tiến hành giám sát và ngăn chặn ngư dân Philippines và các ngư dân khác tiếp cận các bãi cát và rạn san hô mà Philippines và các quốc gia khác củng tuyên bố chủ quyền.
Lực lượng dân quân đóng vai trò chính trong các hoạt động cưỡng chế nhằm đạt được các mục tiêu chính trị của Trung Quốc mà không cần chiến đấu, Lầu Năm Góc cho biết trong một báo cáo hồi tháng Năm.
Đối với các nhà phê bình Duterte, sự phản ứng nhu mì của ông ta đối với sự cố tàu cá cho thấy mức độ mà Trung Quốc đã dụ dỗ ông ta tuân thủ. Một số khác cáo buộc ông là bán nước.
Một quan chức hải quân cao cấp của Philippines, người nói với điều kiện giấu tên vì không được phép nói chuyện với giới truyền thông, cho biết ông đã ghi lại các hoạt động của dân quân hàng hải của Trung Quốc mỗi ngày trong hơn một năm, nhưng cảm thấy các báo cáo mà ông nộp không đi đến đâu.
Một cựu quan chức cấp cao của Bộ Tư lệnh Lực lượng Vũ trang miền Tây, đơn vị giám sát Biển Đông, cho biết nguồn cấp dữ liệu trên Facebook của ông chứa đầy những lời than vãn từ những người theo dõi trang. Họ cảm thấy công việc của họ đã bị lãng phí, ông nói, với điều kiện giấu tên vì tính nhạy cảm của vấn đề. Chúng tôi đã làm việc rất chăm chỉ, nhưng cuối cùng chỉ để cho Trung Quốc hành sử với chúng ta như vậy.
Poling, nhà phân tích an ninh, cho biết hải quân và cảnh sát biển Philippines phải ngồi đó và nghiến răng, xem hàng trăm tàu thuyền Trung Quốc ngang ngược hành động trước sự bất lực của Philippines.
Sau khi giành được chức vụ vào năm 2016, Duterte đã tới Bắc Kinh và tuyên bố rằng ông đã sẵn sàng để giải tán Philippines khỏi Mỹ.
Tập Cận Bình đã đáp trả lại sự ủng hộ vào cuối năm ngoái, đến thăm Manila và hứa hẹn sẽ mở rộng cho các dự án cơ sở hạ tầng và thăm dò tài nguyên - một phương pháp quen thuộc mà Trung Quốc đã triển khai trên khắp châu Á, khiến một số quốc gia phải gánh nặng nợ nần. Một ngành công nghiệp cờ bạc trực tuyến ở Philippines phục vụ khách hàng Trung Quốc đang bùng nổ.
Duterte, nổi tiếng với một cuộc chiến ma túy đã khiến hàng ngàn người thiệt mạng, thường viện lý do khi trả lời chỉ trích chính sách của ông đối với Bắc Kinh rằng Philippines không thể có đủ khả năng tiến hành chiến tranh với Trung Quốc.
"Trung Quốc chỉ muốn làm bạn với chúng ta. Họ cung cấp chúng ta vũ khí, đạn dược. Tôi quay sang họ vì Mỹ thất bại trong việc cung cấp những gì chúng ta đã đặt hàng, ông Derterte nói trong một cuộc vận động tranh cử hồi tháng Tư. Cả văn phòng tổng thống và cả bộ trưởng quốc phòng đều không trả lời các yêu cầu bình luận của tờ The Washington Post.
Dưới áp lực từ phương Tây về hồ sơ vi phạm nhân quyền của mình, tổng thống Duterte đã mang nợ Trung Quốc trong việc bảo vệ tánh mạng chính trị của mình, ông Cameron Custodio, nhà phân tích an ninh độc lập cho biết. "Trung Quốc là bánh mì và bơ đối với ông ta".
Trong báo cáo ngày 20 tháng 6, lực lượng cảnh sát biển Philippines cho biết tàu đánh cá Trung Quốc đã vi phạm luật hàng hải và đã thất bại trong việc. . . "tránh nguy cơ va chạm và hỗ trợ tàu gặp nạn". Các ngư dân Philippines trong vụ tai nạn tại bãi cạn Reed Bank cuối cùng đã được một tàu Việt Nam cứu thoát.