BỘ CHÍNH TRỊ CỘNG SẢN GIAO VIỆT NAM CHO TÀU
ODA là từ viết tắt của cụm từ Tiếng Anh “Official Development Assistance”, nghĩa là hỗ trợ phát triển chính thức. Loại vay này lãi suất chỉ từ 0% đến 2% mỗi năm. Thời gian cho vay rất dài, từ 25 đến 40 năm mới hoàn trả. Và trong phần vay này chủ nợ có phần cho không (nghĩa là viện trợ không hoàn lại) đến ¼ tổng giá trị cho vay. Nhìn béo bở thật, nhưng những nước tiến bộ không vay ODA mà chỉ có những nước nghèo mới vay, vì sao?
Người vay được hưởng lãi suất thấp và một phần tiền viện trợ, nhìn bề ngoài thì tưởng nó là sự ưu ái, nhưng kỳ thực đó là đồng tiền mà những nước giàu bỏ ra để mua lấy lợi thế thương mại. Những lợi thế đó luôn đi kèm với điều kiện ràng buộc trong hợp đồng cho vay. Đó là những điều kiện nào? Có nhiều ràng buộc, nhưng có 2 điều kiện thường hay xuất hiện trong hợp đồng là:
Thứ nhất, phá bỏ một số hàng rào thuế quan mà nước vay đã dựng lên nhằm ngăn cản hàng ngoại xâm nhập nhằm bảo vệ hàng nội địa. Phải phá bỏ để nước cho vay xâm nhập chiếm lĩnh thị trường. Hàng Nhật vào Việt Nam thì không sao vì hàng Nhật ở thị phần cao Việt Nam với không tới, còn hàng Trung Quốc vào thì chắc chắn nó đánh chết hàng Việt Nam.
Thứ nhì, buộc phía vay phải chọn nhà thầu phía cho vay. Mục đích là để nước cho vay cung cấp toàn bộ thiết bị cho dự án với giá cắt cổ. Những thiết bị cung cấp cho công trình có thể là những thứ đã lỗi thời hoặc đang bị ế vv… Là nhà thầu Nhật còn đỡ, nếu là thầu Trung Cộng thì Việt Nam nhận thiết bị toàn là thứ ve chai, sắt vụn bằng giá cắt cổ.
Gói thầu EPC là gì? EPC là từ viết tắt của cụm Tiếng Anh “Engineering Procurement and Construction”. Nghĩa là hợp đồng thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình. Câu hỏi đặt ra là, khi nào chủ đầu tư mời thầu bằng gói thầu EPC? Xin trả lời là, khi nước nghèo không làm chủ công nghệ, nước đó không hề có một nhà thầu nội địa nào đủ khả năng nhận thầu bất kì công đoạn nào của dự án. Hoặc dự án đó sử dụng nguồn vốn ODA nên bị nước cho vay ràng buộc.
Hiện nay trình độ khoa học công nghệ của Việt Nam đang ở mức cực thấp, nên tất cả các dự án lớn của nhà nước đều mời thầu theo dạng EPC. Một khi mời thầu EPC mà mời trúng những nhà thầu Trung Cộng thì xem như tất cả các dự án này giao trứng cho ác. Vì sao? Vì từ thiết kế, đến cung cấp thiết bị và thi công Trung Quốc đều làm tất. Nói thẳng ra, Trung Quốc làm tất tần tật rồi giao trọn gói cho Việt Nam, anh Việt Nam gà mờ, năng lực yếu kém thì sản phẩm nhận lấy từ thằng chuyên làm hàng gian, hàng dỏm đó có đảm bảo chất lượng không? Chắc chắn là không.
Vậy với một nước có năng lực cực yếu như Việt Nam thì làm sao tránh khỏi mời thầu dạng EPC? Không thể không mời thầu theo dạng EPC nhưng Việt Nam có thể chọn nhà thầu uy tín. Gói thầu EPC như là mua sản phẩm trọn gói, vì thế nên cần phải chọn nhà cung cấp có uy tín. Đó là cách nước nghèo muốn xây dựng đất nước phát triển. Những thứ ta không thể làm ta bỏ tiền ra mua trọn gói, thì gói đó phải đáng giá và có chất lượng. Nếu đi vay hoặc lấy tiền thuế của dân ra mua những thứ ta không thể làm mà lại mua trúng đồ dỏm để vứt, thì đất nước sao không tàn mạt được?
Chính quyền CS luôn ưu ái các gói thầu EPC cho Trung Cộng. Ưu ái cho Trung Cộng trúng đến 90% các gói thầu EPC thì không còn gì để nói. Cho nên tiền nhân dân cứ chảy vào túi Tàu rồi Việt Nam nhận lại đống phế liệu và sự thua lỗ. Gói thầu EPC đường sắt Cát Linh – Hà Đông chưa đi vào sử dụng nhưng đã lòi ra đầy rẫy sự dối trá. Nguy hiểm hơn gói thầu tuyến Metro ở Sài Gòn đang có hiện tượng, Bộ Chính trị giở trò cho nhà thầu Nhật rút để đưa nhà thầu Trung Cộng vào thay.
Vay ODA Trung cộng và giao cho Trung Cộng đến 90% gói thầu EPC, thật sự Bộ Chính trị đã và đang tàn phá đất nước này một cách khủng khiếp. Những quyết định ngu xuẩn được ngụy tạo dưới dạng “nhiệm vụ chính trị” làm đất nước này đã nát lại càng nát. Hiện giờ Bộ Chính trị là một group lì lợm và không cần nghe bất kỳ lời khuyên nhủ nào. Bộ này coi trời bằng vung, coi dân như cỏ rác, không lắng nghe bất kỳ một ý kiến nào từ phía nhân dân.
Ngạo mạn, tự ý hành động, mà toàn là quyết sai lầm rồi ngụy biện bằng câu nói “đó là nhiệm vụ chính trị”. Có lẽ “nhiệm vụ chính trị” của họ là nhiệm vụ giao Việt Nam cho Tàu.