BÁO CHÍ VIỆT CỘNG CÂM LẶNG TRƯỚC SỰ KIỆN VƯỜN RAU LỘC HƯNG
Suốt từ 4h sáng đến giờ, tôi đã có lần 5 lần vào trang Báo Mới tìm kiếm từ khoá “Vườn rau Lộc Hưng”, nhưng kết quả đều không có lấy một dòng tin.
Vụ cưỡng chế đất đai ở khu Vườn rau Lộc Hưng (Q.Tân Bình, TP.HCM), báo chí đã không còn biết xấu hổ với Nhân dân, với lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp của người cầm bút.
200 căn nhà bỗng chốc thành đống đổ nát. Khi chính quyền đối diện với Nhân dân bằng máy xúc, máy ủi thì tất cả những gì còn lại chỉ là những vỡ vụn của số phận con người. Vậy mà, báo chí không có lấy một dòng tin.
200 căn nhà bị phá, đồng nghĩa bao nhiêu cuộc đời phải chịu ngậm đắng nuốt cay? Thật xấu hổ cho cả nền báo chí vì chẳng thể tìm ra con số ấy. Dẫu biết rằng, con số nào cũng vậy, một người hay một ngàn người... đều đau đớn như nhau.
Không một chính quyền tử tế nào lại đẩy người dân từ trong mái ấm của họ ra đường, biến họ từ những người có nơi có chốn trở thành người vô gia cư, nhằm giành lấy khu đất để dâng lên doanh nghiệp.
Thay vì thảo luận với dân, đối thoại, tìm hiểu nguyện vọng của dân, giải quyết vướng mắc cho dân, sắp xếp cho dân có nơi chốn đàng hoàng, thì họ bất chấp, hất dân ra đường.
Họ, phá nhà dân để lấy đất dâng lên doanh nghiệp, để doanh nghiệp có đất xây nhà và mang bán. Để kiếm tiền.
Vụ Vườn rau Lộc Hưng, như thế mà báo chí không có lấy một dòng tin.
(Fb Bạch Hoàn)
------------
*Theo chính sách pháp luật về đất đai của Việt Nam, nếu người dân sử dụng đất ổn định từ trước 15/10/1993 (ngày luật Đất đai 1993 có hiệu lực pháp luật), Nhà nước có trách nhiệm phải công nhận và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân mà không truy nguyên nguồn gốc.
Nhà nước không có quyền thu hồi của người này để giao cho tổ chức, cá nhân khác. Bất kể đất thu hồi đó được sử dụng vào mục đích công cộng hay kinh doanh thương mại.
Trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng an ninh, nhà nước buộc phải trưng dụng, trưng thu, trưng mua thì phải giải quyết thỏa đáng quyền lợi cho người dân.