top of page

KHI MỚI CHỚM YÊU THÌ NỒNG NÀN SĂN ĐÓN


CẢ THẾ GIỚI ĐỀU CÔNG NHẬN MỸ LÀ MỘT QUỐC GIA HÙNG MẠNH NHẤT TRÊN THẾ GIỚI và nhiều quốc gia mong liên kết là đồng minh với Mỹ. Nhưng người đồng minh nầy RẤT PHỨC TẠP VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA MỸ LUÔN CÓ GIAI ĐOẠN TÍNH. Nói giản dị khi MỚI CHỚM YÊU THÌ NỒNG NÀN SĂN ĐÓN và khi TÌNH ĐÃ CHẾT THÌ CŨNG SẲN SÀNG ĐUỔI CỔ RA KHỎI NHÀ.

VNCH đã nếm kinh nghiệm đau thương nầy. Miền Nam (tức nước VNCH) đã là một QUỐC GIA THANH BÌNH PHỒN THỊNH ÍT CHIẾN TRANH TỪ 1950 ĐẾN 1963 DƯỚI THỜI CHÍNH PHỦ NGÔ ĐÌNH DIỆM. Rồi Mỹ vào can thiệp sâu vào nội bộ VNCH hổ trợ cho các tướng lãnh (có luôn một tướng VC nằm vùng Dương Văn Minh) để lật đổ NĐD rồi dẩn đến bao biến cố chính trị cho VNCH: đảo chính liên miên, chiến tranh dữ dội..Cuối cùng NGƯỜI BẠN MỸ BẮT TAY VỚI TRUNG CỘNG VÀ GIAO MIỀN NAM CHO BẮC VIỆT, lạnh lùng phủi tay ra đi năm 1975 để lại bao nổi oan khiên cho đồng bào miền Nam gánh chịu.

Bây giờ MỸ ĐANG CÓ NHÂN TÌNH MỚI: ĐẢNG CSVN. Lại chiến thuật củ: MẶN NỒNG ÔM ẤP KHEN TẶNG ĐỂ VN ĐỪNG NGÃ THEO TQ. Đảng CSVN thì không hiền lành như CÔ GÁI VNCH THỦY CHUNG MỘT CHỒNG, mà ĐẢNG CSVN LÀ LOẠI GÁI LƯU MANH TỪNG NGỦ VỚI TÀU VỚI NGA CUBA BẮC HÀN thì bây giờ leo lên giường với Mỹ có sao đâu. Mối tình giữa GÁI GIANG HỒ VN VÀ TRAI SỞ KHANH MỸ ĐANG DIỂN RA.

Xin gởi hai bài đọc đến mọi người.

MỘT NAY: MỸ ĐANG ÂU YẾM VN

và MỘT XƯA: MỸ HỔ TRỢ ÁM SÁT NGÔ ĐÌNH DIỆM.

BÀI 1: VIỆT NAM TRONG CHIẾN LƯỢC HOA KỲ

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo vừa qua đến Hà Nội trong hai ngày 8-9/7/2018. Chuyến thăm được đánh giá không chỉ có tác động đến quan hệ song phương, mà còn thể hiện sự nỗ lực của Hoa Kỳ trong việc thúc đẩy KIẾN TẠO CẤU TRÚC AN NINH KHU VỰC TẠI ẤN ĐỘ DƯƠNG – THÁI BÌNH DƯƠNG, MÀ TRONG ĐÓ VIỆT NAM CÓ VỊ TRÍ QUAN TRỌNG.

Chúng tôi ghi nhận ý kiến của một số chuyên gia trong nước về chuyến thăm đó.

QUAN HỆ SONG PHƯƠNG NHIỀU TIẾN TRIỂN

VIỆT NAM LÀ QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á DUY NHẤT mà ông Mike Pompeo chọn đến thăm trong chuỗi công du châu Á vừa qua và cũng là lần đầu ông đến Hà Nội trên cương vị đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ.

Chuyến thăm này là sự nối tiếp của hai CHUYẾN THĂM VIỆT NAM CỦA TỔNG THỐNG DONALD TRUMP HỒI THÁNG 11/2017 VÀ CỦA BỘ TRƯỞNG QUỐC PHÒNG JAMES MATTIS HÔM 24/1 năm nay. Trong chuyến thăm lần này, ông Mike Pompeo đã tiếp xúc với Tổng bí thư Đảng cộng sản Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và hội đàm với người đồng cấp - Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ tuyên bố ủng hộ việc giải quyết bằng biện pháp hòa bình các tranh chấp trên Biển Đông dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế mà Việt Nam luôn đưa ra. Còn Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh thúc đẩy VIỆC TRIỂN KHAI QUAN HỆ ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VIỆT – MỸ VỚI BA TIÊU CHÍ: ỔN ĐỊNH – SÂU RỘNG – HIỆU QUẢ.

Bài phát biểu của Ngoại trưởng Mike Pompeo trước các doanh nhân hai nước, theo đánh giá của Tiến sỹ Đinh Hoàng Thắng – Nguyên Đại sứ Việt Nam tại Hà Lan, là “đậm đà cảm xúc cá nhân” về quan hệ Việt – Mỹ phong phú và sâu sắc, bao gồm cả cuộc chiến tranh Việt Nam mà hai bên đang quyết tâm “BẤT CHẤP NHỮNG KHÓ KHĂN TO LỚN ĐỂ GÁC LẠI QUÁ KHỨ VÀ HƯỚNG TỚI TƯƠNG LAI”.

“Mỹ ghi nhận sự thành công về các mặt của Việt Nam, từ xóa đói giảm nghèo, đến tiến độ thúc đẩy quan hệ Mỹ - Việt, cho đến những cam kết chung giữa hai nước đối với tương lai bang giao, tương lai khu vực. Ngoại trưởng Pompeo thậm chí còn nói, những năm 60-70 thế kỷ trước, chẳng ai dám nghĩ sẽ có lúc ngoại trưởng Mỹ có thể gặp tổng bí thư Việt Nam ở ngay giữa Hà Nội để đàm đạo với nhau về tầm nhìn chung cho công việc hợp tác giữa hai nước.” (NGÔN NGỮ NGOẠI GIAO ĐÁNG SỢ CỦA MỸ)

Ngoại trưởng Mike Pompeo nhấn mạnh ở cuối bài phát biểu: “Hoa Kỳ sẽ tiếp tục nỗ lực vì MỘT VIỆT NAM HÙNG MẠNH, THỊNH VƯỢNG VÀ ĐỘC LẬP, một quốc gia tham gia thương mại công bằng và đối ứng, đóng góp vào tình hình an ninh quốc tế và TÔN TRỌNG NHÂN QUYỀN, PHÁP TRỊ”.(NÓI THIỆT HÔN CHA NỘI MỸ?)

MƯỢN VIỆT NAM ĐỂ NHẮN NHỦ BẮC HÀN

Trong chuyến công du châu Á lần này của Ngoại trưởng Mike Pompeo, vấn đề phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên ở vị trí quan trọng trong chương trình nghị sự.

Bài phát biểu của Ngoại trưởng Mike Pompeo trước cộng đồng doanh nghiệp Việt – Mỹ tối 8/7 tại Hà Nội có đoạn: “Trước sự thịnh vượng và mối quan hệ đối tác tưởng chừng như không tưởng mà chúng tôi có với Việt Nam ngày hôm nay, tôi có một thông điệp với Chủ tịch Kim Jong Un: Tổng thống Trump tin rằng nước ngài có thể tái tạo lại con đường này. Nó sẽ là của ngài nếu ngài nắm lấy cơ hội này. Phép màu này có thể là của ngài; nó cũng có thể là phép màu của ngài ở Bắc Hàn”.

Ông Pompeo muốn nêu Việt Nam như một minh chứng sống động cho VIỆC CHUYỂN TỪ ĐỐI ĐỊCH SANG ĐỐI THOẠI VÀ HỢP TÁC VỚI HOA KỲ - “một chìa khóa dẫn tới sự trỗi dậy lớn của Việt Nam trong vòng vài thập kỷ qua” để hướng đến sự thịnh vượng và phát triển. Việt Nam cũng có thể là hình mẫu cho Bắc Hàn nghiên cứu để cải cách kinh tế, mở rộng quan hệ bang giao – thương mại với các nước, đặc biệt là Hoa Kỳ.

“Mỹ đã chọn Việt Nam trong chuyến công du Châu Á lần này làm địa điểm trung chuyển để chuyển các thông điệp kép của chính quyền Trump. Điều này có ý nghĩa ở chỗ, Mỹ ghi nhận vai trò của Việt Nam trong khu vực nói chung và cũng có ý nghĩa gửi gắm, ít nhất ở sự đồng cảm, cao hơn nữa là ĐÓN ĐỢI VIỆC VIỆT NAM HỖ TRỢ MỸ PHI HẠT NHÂN HÓA BÁN ĐẢO TRIỀU TIÊN.”

TỚI TRUNG TÂM “INDO-PACIFIC” ĐỂ CỦNG CỐ CHIẾN LƯỢC AN NINH KHU VỰC

Một vấn đề trọng tâm khác trong chuyến thăm Việt Nam của Ngoại trưởng Mike Pompeo là việc thúc đẩy, củng cố cho chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương mà Tổng thống Donald Trump công khai tại Hội nghị thượng đỉnh APEC 2017 tại Đà Nẵng hồi tháng 11/2017.

Trong các cuộc tiếp xúc, hội đàm tại Hà Nội, ông Mike Pompeo ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và nhất trí thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược ASEAN - Hoa Kỳ phát triển thực chất, hiệu quả hơn.

Theo Tiến sỹ Đinh Hoàng Thắng, Hoa Kỳ có ý muốn vận động sự ủng hộ và tham gia của Việt Nam và ASEAN vào việc xây dựng “một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở” – điều mà Trung Quốc từng cảnh báo, đe dọa một cách bóng gió trên báo chí.

Ông Nguyễn Khắc Mai – Giám đốc Trung tâm Minh Triết cho rằng, Hoa Kỳ đang triển khai một kế hoạch tổng thể nhằm đối phó với các nguy cơ từ Trung Quốc trên nhiều mặt trận và nhiều con đường, trong đó có chiến lược “Ấn Độ- Thái Bình Dương” – nhằm tạo thế cân bằng động mới trong khu vực.

“Ông ngoại trưởng Mỹ đến đây và đưa một thông điệp sự hình thành một tình hình mới ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Họ báo gì cho Việt Nam? Theo tôi nghĩ, họ nói rằng, đây là cơ hội cho các anh đấy. Đứng dậy đi! Tổ chức lại đi! Nâng năng lực của mình đi, tham gia vào các mối quan hệ ấy.”

Ông Nguyễn Khắc Mai nhận định, VIỆT NAM CÓ VỊ THẾ NGÀY CÀNG CAO TRONG MẮT HOA KỲ BỞI VỊ TRÍ ĐỊA CHÍNH TRỊ CHIẾN LƯỢC, MỐI QUAN HỆ SONG PHƯƠNG NGÀY CÀNG SÂU SẮC, VÀ QUAN TRỌNG NHẤT LÀ ĐỐI VỚI CHIẾN LƯỢC “ẤN ĐỘ – THÁI BÌNH DƯƠNG”. Theo ông, một số lãnh đạo cấp cao của Việt Nam đã nhận thức được điều này và sự cần thiết của việc tham gia vào chiến lược này của Mỹ để bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia.

Tuy nhiên, từ nhận thức đến hành động còn là hành trình dài, phụ thuộc vào ý chí của giới lãnh đạo, cũng như vai trò tác động của Trung Quốc trong nền chính trị Việt Nam. Nhưng hơn hết, Việt Nam cần tận dụng vị thế của mình trong quan hệ với Mỹ và vị trí địa chính trị chiến lược trong cấu trúc an ninh khu vực mới đang hình thành.

“Tôi đánh giá thông điệp của Ngoại trưởng Mỹ giao cho Việt Nam là rất hay, rất quan trọng. Vấn đề là Việt Nam tiếp nhận thông điệp ấy và tổ chức cái năng lực của mình như thế nào để tham gia. Rút cái lợi ích từ đó cho bản thân dân tộc mình.”

Trong thời gian tới, theo sự bàn thảo của Ngoại trưởng Mike Pompeo và người đồng cấp Phạm Bình Minh vừa qua, Việt Nam và Hoa Kỳ nhất trí ưu tiên thúc đẩy trao đổi đoàn, đặc biệt là trao đổi đoàn và tiếp xúc cấp cao. Điều đó có nghĩa rằng, các chuyến thăm của quan chức cấp cao hai bên sẽ còn “tăng dày”, bởi NHỮNG VẤN ĐỀ SONG PHƯƠNG VÀ ĐA PHƯƠNG ĐAN XEN NGÀY CÀNG NHIỀU TRONG QUAN HỆ HAI NƯỚC.

(RFA)

BÀI 2: CHÁU GÁI TỔNG THỐNG DIỆM KỂ LẠI NĂM 1963

27 tháng 11 2017

Chương trình phát thanh Witness (Nhân chứng) của BBC World Service trở lại năm 1963, khi Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm bị lật đổ và ám sát trong cuộc đảo chính, CÓ SỰ ỦNG HỘ CỦA CHÍNH PHỦ MỸ.

Bà Elisabeth Nguyễn Thị Thu Hồng, con của bà Ngô Đình Thị Hiệp và là cháu ruột cố Tổng thống Ngô Đình Diệm.

Bà nói với BBC: "Khi chúng tôi lớn, cậu tôi muốn dạy cho chúng tôi về lịch sử và QUYỀN TỰ QUYẾT CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM."

Gia đình nhà Ngô khi đó đầy quyền lực ở miền Nam. Nhưng với những người cháu của ông Diệm, ý thức của ông về trách nhiệm với chủ nghĩa dân tộc có thể gây bực mình đôi chút.

Bà Thu Hồng kể: "Lúc còn bé, chúng tôi ghét ăn sáng lắm khi mà cậu ngồi đó cùng ăn, vì sẽ chỉ là CHÁO, CÁ HẦM, còn chúng tôi lại muốn có bánh croissant, một vài thứ sang."

"Nhưng với cậu, ăn sáng chỉ giống như thời cậu lớn - người ở một nước nghèo cần hiểu đây là thức ăn mà người nông dân ăn ở nhà."

Trong giai đoạn đầu cầm quyền từ 1955, ông Diệm ban đầu được các chính phủ Tây phương ủng hộ.

Rufus Philips, người Mỹ, đến Nam Việt Nam lần đầu vào thập niên 1950, cùng với CIA. Sau đó, ông quay lại cho chương trình chống nổi dậy do Mỹ thực hiện năm 1962.

Ông nói với BBC: "Khi đó người ta nghĩ nếu toàn bộ Việt Nam rơi vào tay Cộng sản, sẽ tạo ra hiệu ứng domino ở Đông Nam Á."

"Nên chúng tôi phải nỗ lực không để Nam Việt Nam rơi vào tay Cộng sản."

Ông nhớ lại: "Về phía Mỹ, có lỗ hổng lớn để hiểu tình hình và chính trị Việt Nam."

Còn bà Thu Hồng giải thích: "Cậu tôi biết, vì là nước nhỏ, chúng tôi phải hợp tác với đại cường để giành độc lập, thoát khỏi cộng sản."

"CHÚNG TÔI BIẾT ƠN NGƯỜI MỸ ĐẾN GIÚP ĐỠ, NHƯNG CŨNG MUỐN DUY TRÌ TỰ CHỦ."

BIẾN CỐ PHẬT GIÁO

Năm 1963, xảy ra biến cố Phật giáo với đỉnh điểm là 'ngọn đuốc Thích Quảng Đức' khiến truyền thông nước ngoài lên án chính quyền Ngô Đình Diệm.

Trong lúc tình hình rối loạn, các nữ tu ở trường dòng của Thu Hồng ở Pháp đưa cô quay về Huế để gần cha mẹ.

"Khi chúng tôi đến Huế, nhìn thấy sự tàn phá do các vụ hỗn loạn, chúng tôi bắt đầu hiểu cuộc sống mình gặp nguy hiểm," bà Thu Hồng nhớ lại.

Người Mỹ không hài lòng với cách ông Diệm đối phó với khủng hoảng Phật giáo, và Washington quy trách nhiệm cho người em trai, Ngô Đình Nhu.

Ông Rufus Philips đánh giá: "Ông Nhu kiểm soát hầu hết nguồn thông tin, và rất cứng rắn."

"Người ta thất vọng, và cho rằng ông Diệm không còn kiểm soát được chính phủ, rằng ông Nhu mới kiểm soát, và rằng phải làm một điều gì đó."

Các tướng lĩnh miền Nam bắt đầu tìm kiếm ủng hộ của Mỹ để làm đảo chính.

Tân đại sứ Mỹ, Henry Cabot Lodge, lạnh nhạt với ông Diệm, đồng tình rằng nếu TỔNG THỐNG KHÔNG TỪ BỎ EM TRAI, THÌ PHẢI CÓ SỰ RA ĐI.

Vào cuối tháng Mười 1963, ông Rufus Phillips đến thăm ông Diệm, thấy tổng thống mệt mỏi.

"Ông Diệm hỏi tôi, anh nghĩ có xảy ra đảo chính không? TÔI PHẢI TRẢ LỜI THẬT RẰNG TÔI NGHĨ RẤT CÓ THỂ."

'ĐỒNG MINH TỐT'

Vào đúng ngày xảy ra đảo chính 1/11, Đại sứ Lodge gặp Tổng thống Diệm vào buổi sáng.

Sau cuộc gặp, ông Lodge đánh điện về Washington: "Khi tôi đứng lên để ra đi, ông ấy bảo: Xin nói với Tổng thống Kennedy rằng tôi là một đồng minh tốt và trung thực."

Bức điện về đến Bộ Ngoại giao Mỹ lúc 9:18 sáng giờ Washington, và đến Nhà Trắng lúc 9:37 sáng. Lúc đó, đảo chính tại Sài Gòn đã bắt đầu.

Đến sáng ngày 2/11, giờ Mỹ, khi Tổng thống Kennedy cùng các cố vấn họp, họ nhận tin từ CIA rằng phía miền Nam Việt Nam thông báo HAI ANH EM DIỆM - NHU ĐÃ "TỰ SÁT". Thực tế, HAI NGƯỜI ĐÃ BỊ QUÂN ĐẢO CHÍNH GIẾT.

Bà Thu Hồng và gia đình vẫn còn ở Huế khi nghe tin.

"Các tờ báo khi đó đăng hình thi thể và nói họ tự sát, thật là dối trá. Và gia đình tôi bỗng nhận ra mình cũng có thể bị giết."

Tổng thống Mỹ John F. Kennedy cũng bị ám sát chỉ vài tuần sau đó.

Sau đảo chính 1963, miền Nam Việt Nam thay một loạt chính phủ trong vòng 18 tháng. MỸ GỬI THÊM CỐ VẤN VÀ RỒI LÀ LÍNH CHIẾN ĐẤU ĐẾN NAM VIỆT NAM.

Rufus Phillips nói: "Bỗng dưng chúng tôi dính trực tiếp vào việc quyết định kết quả công việc nội bộ của người Việt."

Xung đột còn tiếp tục thêm 12 năm, cho đến ngày 30/4/1975.

Bà Thu Hồng nay sống ở Canada. Còn ông Rufus Phillips sau này, ở tuổi 79, xuất bản hồi ký Why Vietnam Matters.

Chương trình Witness do Lucy Burns thực hiện, nói chuyện với bà Elisabeth Nguyễn Thị Thu Hồng và ông Rufus Phillips, phát thanh trên kênh BBC World Service tại Anh hôm 22/11/2017.

Lời bình LGĐ: sẽ có nhiều người đọc khó chiu với bài nầy nhất là NHỮNG TÊN CỘNG SẢN CỰC ĐOAN hoặc NHỮNG NGƯỜI ĐÃ ĂN CƠM MỸ LÀ CÔNG DÂN MỸ TỪ 1975 cho nên khó lòng chấp nhận quan điểm cho rằng MỸ LÀ MỘT GÃ SỞ KHANH CHÍNH TRỊ. Không chấp nhận và vẩn tôn thờ Mỹ là quan điểm cá nhân là quyền tự do của mỗi người nhưng mục đích bài nầy chỉ để mọi người có cái nhìn rộng thoáng về chiến lược của Mỹ và cũng đừng quên ngó qua bức hình TT Ngô Đình Diệm bị bắn bê bết máu trong một chiếc xe tăng năm 1963.

Featured Posts
Recent Posts
Search By Tags
Follow Us
  • Facebook Classic
  • Twitter Classic
  • Google Classic
bottom of page