top of page

Tiến trình Hán hóa qua các Đặc khu kinh tế


Ngày 18/1/2018 Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư CS nói thẳng tại Hội nghị phát tirển ở vị trí chiến lược của Đặc khu kinh tế Vân Đồn là: Hành lang nối Việt Nam, ASEAN với Trung Quốc là một nút quan trọng trong đề án “Một vành đai, một con đường - OBOR” của TC.

Như vậy, ngay từ đây, chúng ta thấy rõ ràng là Vân Đồn là chính là mắc xích đầu tiên cho tiến trình Hán hóa của TC qua sự phối hợp của CSVN, thái thú biết nói tiếng Việt của Tàu.

Theo định nghĩa, Đặc khu kinh tế (Special Economic Zone) là tên gọi những vùng trong đó việc quản lý, điều hành được thực hiện theo phương thức ưu đãi đặc biệt, nhằm khuyến khích và thu hút đầu tư ở cả bên trong lẫn bên ngoài lãnh thổ của một quốc gia, tạo thêm việc làm, tăng nguồn thu cho công quỹ. Trong chiều hướng đó, CSVN đã chính thức công bố việc khai sinh ra ba đặc khu đầu tiên của Việt Nam là: Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa), Phú Quốc (Kiên Giang).

Tuy nhiên, trên thực tế, kể từ khoảng 10 năm trở lại đây, Việt Nam đã có 18 đặc khu trong số này có 15 Đặc khu Kinh tế ven biển và ba Đặc khu Kinh tế (Thái Bình, Ninh Cơ, Đông Nam Quảng Trị). 18 đặc khu ấy đang chiếm 730.553 hectare (7305,5 km2) mặt đất và mặt biển.

Theo dự trù, từ nay đến 2030, chi phí xây dựng ba đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc sẽ ngốn 1.570.000 tỉ đồng (Vân Đồn 270.000 tỉ đồng, Bắc Vân Phong 400.000 tỉ đồng, Phú Quốc 900.000 tỉ đồng). Và Luật Đặc khu kinh tế cho 3 đặc khu này chỉ là một cách hợp thức hóa cho những khu kinh tế đã được thiết lập hơn 10 năm qua giữa CSVN và Tàu cộng. Đây cũng là một cách thăm dò phản ứng của người Việt trước những sự đã rồi. Phản ứng của người dân đã được thể hiện vào ngày 10/6 trở đi. CSVN đã thấy được người dân Việt trên toàn quốc đã đứng lên phản đối mãnh liệt để trả lời về dự luật đặc khu kinh tế với 99 năm cho TC thuê mướn.

Xin đơn cử vài Đặc khu kinh tế đang hoạt động:

1. Dự án Bauxite ở Tân Rai (Bảo Lộc) và Nhân Cơ (Đắk Nông)

Ngày 26-7-2008, Lễ khởi công dự án Tân Rai được tổ chức, Hoàng Trung Hải - Phó Thủ tướng tới dự và phát lệnh khởi công. Tổ hợp dự án có tổng số vốn đầu tư là 687 triệu USD và sử dụng tới 2297 ha (23 km2) đất đang trồng cà phê, chè, cây ăn trái… của các xã Lộc Phú, Lộc Ngãi và thị trấn Lộc Thắng thuộc huyện Bảo Lâm, Bảo Lộc; và trên 120 km2 cho Nhân Cơ và 6 địa điểm khác ở tĩnh Đắk Nông.

Tổng mức đầu tư của các dự án này đến năm 2029 là từ 190.000-250.000 tỷ đồng. Do cụm dự án có nhiều mỏ, cụm nhà máy và công trình phụ trợ cho nên phải xây dựng một tuyến đường sắt dài khoảng 270 km, vì vậy tổng mức đầu tư ước tính khoảng 3,1 tỷ USD. Dự án cũng đặt ra yêu cầu phải có một cảng biển để xuất khẩu sản phẩm.

Kết quả hiện tại sau khi hai nơi này bắt đầu sản xuất từ năm 2014 là hàng năm phải chịu lỗ trên dưới 5 triệu Mỹ kim, mùa màng chung quanh các dự án trong đường kính 10 km hầu như bị mất trắng, và gánh nặng xã hội với trên 3.000 đứa con lai Tàu ra đời!

2. Dự án Formosa Vũng Áng (Hà Tĩnh)

Formosa Vũng Áng được xây dựng từ năm 2006. Đây là một vùng rộng 228 Km2 nằm tại Hà Tĩnh chạy dọc theo quốc lộ 1 xuôi về phía Nam. Nhiều nơi hiện nay được rào chắn cao 3m. Tình trạng nội bất xuất, ngoại bất nhập được áp dụng ngay từ ngày xây dựng công trình. Có một điều ít được biết đến là Đặc khu Vũng Áng đã được chính thức xem như là “một vùng tự trị đầu tiên của TC tại Việt Nam” kể từ ngày 14/7/2014. Phó TT Hoàng Trung Hải đã ký với TGĐ Lee Chih - Tsuen, Chủ tịch Cty Formosa, đầu tư 97 tỷ Mỹ kim và sử dụng khu này trong vòng 70 năm.

Vào “thời điểm tháng 10/2014, Khu kinh tế Vũng Áng đã có 15 nhà thầu Tàu Cộng, nhiều hơn so với 12 nhà thầu Đài Loan; số lượng lao động người của Tàu cộng chiếm 4.568/5.917 lao động nước ngoài (hơn 77%). Một lực lượng lao động Tàu cộng đã theo chân các nhà thầu Tàu cộng & Đài Loan tiến thẳng vào Việt Nam, tạo thành một khu vực “nội bất xuất ngoại bất nhập”.

Và năm 2017, CSVN lại ký cho TC thêm một diện tích đất trên 10 km2 để xây dựng nhà ở cho 10.000 công nhân Tàu đã xây dựng Lò cao số 2 dùng để luyện gang và thép bắng cách nung than coke (Lò cao I) và sắt với tỷ lệ khác nhau. Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 16 tháng 5, 2018, lò Cao số 2 vẫn còn nằm trong giai đoạn thử nghiệm.

Kết quả là, hiện nay chưa có 1 kg gang thép nào sản xuất từ nơi này, nhưng hệ lụy cá chết hàng loạt từ ngày 6/4/2016 ảnh hưởng suốt cả vùng biển từ Hà Tĩnh đến tận Đà Nẵng và di hại đang di chuyển dần theo dòng hải lưu…

Qua hai thí dụ kể trên, chúng ta thấy rõ là các đặc khu kinh tế đang thực hiện từ đó đến nay hoàn toàn thất bại, làm thất thoát ngân sách quốc gia, lãnh thổ bị “xâm thực” lần lần vào tay TC như là một khu tự trị, người dân trong vùng không được hưởng thành quả của đặc khu qua công ăn việc làm mà còn bị nhiều thiệt hại do phải di dời, mùa màng thất thu vì ô nhiễm, và nhiều tệ nạn xã hội khác do sự hiện diện của “công nhân” Tàu.

Chúng ta thử xét về dự án Vân Đồn hiện tại như thế nào?

3- Đặc khu kinh tế Vân Đồn

Mặc dù Luật về Đặc khu kinh tế mới vừa được CSVN “đệ trình” lên quốc hội nhưng thực sự Dự án Vân Đồn đã được thành lập vào giữa năm 2007 với mục tiêu trở thành một trung tâm du lịch sinh thái biển đảo, đồng thời là trung tâm hàng không, đầu mối giao thương quốc tế, thúc đẩy phát triển kinh tế ở Quảng Ninh. Khu kinh tế Vân Đồn bao gồm một khu miễn thuế (khu thương mại tự do) ở cạnh cảng Vạn Hoa và một khu thu thuế. Vân Đồn chỉ cách đảo Hải Nam 200 km mà thôi.

Khu này bao trùm toàn bộ huyện đảo Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh), rộng 2.200 km² trong đó diện tích đất tự nhiên 551,33 km², phần vùng biển rộng 1620 km². Vấn đề giao thông quốc tế cho Khu kinh tế Vân Đồn có Cảng Vạn Hoa và Sân bay quốc tế Vân Đồn.

Hiện tại:

- Phi trường và đường băng dành cho phi cơ vận tải lớn có thể đáp xuống đã gần xây dựng xong và dự kiến khánh thành vào tháng 12/2018;

- Cảng Vạn Hoa gần hoàn tất;

- Xa lộ nối liền Vân Đồn, Hải Phòng đang trong giai đoạn kết thúc thâu ngắn việc đi lại bằng xe chỉ cần 2 giờ thôi;

- Các khu nhà ở, giải trí, casino, v.v... đang xây dựng.

4. Đặc khu Bắc Vân Phong

Khu kinh tế Vân Phong rộng 1500 km² trong đó phần trên biển rộng tới 800 km², được thiết lập dự án từ năm 2006 và bắt đầu khởi công xây dựng từ tháng 12/2007. Đầu tư 53.000 tỷ Đồng VN (2,7 tỷ $US) từ 2007 cho đến 2025.

Vị trí nằm ở Huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa, bao gồm Đại Lãnh, Đèo Cả và Vũng Rô (nổi tiếng nhờ vụ bắt 2 tàu chở vũ khí của CSVN trước 1975).

Đặc khu đã bắt đầu hoạt động từ năm 2011 gồm hai khu chính:

- Khu thu thuế quan;

- Khu Phi thuế quan, nghĩa là khu thương mại tự do gồm cảng trung chuyển container cho thế giới và khu thương mại quốc tế.

Đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong có lợi thế là cảng nước sâu Đầm Môn (Vũng Rô) có thể tiếp nhận tàu 200.000 DWT vào ra dễ dàng vì có độ nước sâu 22m và chiều ngang biển trên 400m.

Hiện đang xây dựng một số công trình trong Đặc khu Bắc Vân Phong, ở bán đảo Hòn Gốm, đảo Hòn Lớn nhằm phát triển dịch vụ vận tải biển và hậu cần, dịch vụ thương mại - tài chinh.

Qua dữ kiện về 4 đặc khu trên, việc Quốc hội CSVN thông qua các dự luật này là chỉ để "hợp thức hoá bằng luật" tiến trình Hán hoá Việt Nam qua các đặc khu kinh tế. Trên thực tế, CSVN đã đặt con trâu trước cái cày rồi.

5- Thay lời kết

Qua các nhận định ở phần trên, chúng ta có thể kết luận ngắn gọn là:

Việc thành lập các Đặc khu kinh tế của CSVN là một hành động bán nước với một kế hoạch khôn khéo được thực hiện từng bước một qua Hiệp định Thành Đô ngày 3-4/9/1990;

Biến các nơi này thành khu tự trị, một quốc gia trong một quốc gia;

CSVN thể hiện tinh thần “thà mất nước hơn mất đảng”.

Ông Sebastian Eckardt, Trưởng nhóm chuyên gia kinh tế làm việc tại Chi nhánh Việt Nam của Ngân hàng Thế giới nhận định: "Coi chừng ba đặc khu mà Việt Nam đang hăm hở thành lập sẽ tạo ra một cuộc đua lao xuống đáy vực".

Trước tình thế hiện tại, người Việt ở trong nước cũng như ở ngoài nước phải làm gì?

Bây giờ, không phải là lúc chúng ta: Phân tích tình hình nữa; Ra tuyên ngôn tuyên cáo; Làm kiến nghị yêu cầu CSVN ngưng thực hiện các Đặc khu. Đã hết giời rồi!

Trong lúc bà con trong nước đang chịu đựng sự đàn áp dã man của CSVN qua sự tiếp tay của quân lính TC, trong lúc máu đã đổ khắp nơi, trong lúc bà con toàn tỉnh Bình Thuận bi cô lập, bao vây bởi bạo quyền, chúng ta, những người con Việt hải ngoại phải làm gì để gánh chung phần trách nhiệm và bổn phận đối với Đất Nước như bà con ở trong nước.

- Đóng góp tài chánh (xuyên qua cá nhân hay đoàn thể tin tưởng chứ không qua trung gian VC) để hỗ trợ bà con trong nước một cách cụ thể như mua nước, lương thực, giúp đỡ người bị thương v.v…

- Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc cách mạng bất tuân dân sự bằng cách đình công, không trả tiền lộ phí BOT, thúc đẩy việc đốt Chợ Tam Biên, cái nôi đầu độc thực phẩm của cả nước Việt Nam do TC điều khiển;

- Chúng ta hình dung nếu công nhân sở rác Hà Nội và Sài Gòn ngưng hốt rác chỉ trong hai ngày mà thôi, thì hai thành phố với hơn 7 triệu dân mỗi nơi phải hứng chịu trên 40 ngàn tấn rác. Chuyện gì sẽ xảy ra sau đó?

- Chúng ta hình dung công nhân ở các công ty cung cấp nước ướng, nhà máy điện, nhà máy khí đốt và xăng dầu... đồng loạt đình công chỉ một ngày mà thôi cũng đủ làm biến loạc xã hội;

- Người dân buôn thúng bàn bưng đình công không nhóm chợ. Chuyện gì sẽ xảy ra?

- Nhân viên ý tế, bác sĩ, nhà bảo sinh... ngưng làm việc một ngày, thì sẽ ra sao?

- Sinh viên và học sinh cùng thầy giáo đồng loạt không đến trường, không lên lớp, chuyện gì sẽ xảy ra?

- Vận động các chính quyền nơi quý vị cư trú cho họ hiểu rõ tình trạng đàn áp và bán nước của CSVN;

- Dứt khoát không gửi tiền về Việt Nam. CSVN đang khủng hoảng về tài chính vì kinh tế kiệt quệ. Nhiều nơi không có tiền trả lương cho công nhân viên chức, thậm chí công an cũng không có lương như tình trạng ở Bà Rịa.

Nếu mỗi một sự kiện kể trên nếu xảy ra sẽ là một ngòi nổ chấm dứt độc tài tập thể của CSVN.

Hiện tại, một cuộc vận động thành công cho cuộc tổng biểu tình khắp thế giới trong cùng một ngày để khơi động mối lưu tâm của thế giời vào ngày 7/7 sắp tới. Các Cộng đồng tiểu bang toàn nước Úc, Đức, Pháp, Mỹ, Canada đã phối hợp và quyết định ngày tổng biểu tình toàn thế giới trên.

Mười năm qua, rừng đầu nguồn (trên 5000 Km2) đã bị bán, 18 Đặc khu kinh tế với trên 10,000 Km2 cũng đã bị bán, bây giờ lại thêm 3 Đặc khu đang thành hình, cộng thêm khắp nước với trên 313 Khu chế xuất, Khu công nghiệp với biết bao nhiêu Cty TC hiện diện.

Do đó, ngoài việc tranh đấu chống luật An ninh mạng và luật Đặc khu kinh tế, bây giờ là lúc chúng ta phải trực diện đập tan tập đoàn bán nước Trọng-Quang-Phúc-Ngân, là thái thú biết nói tiếng Việt của TC và là nguyên nhân của việc bán đứng cho Tàu đất đai của cha ông để lại.

Chúng ta hãy cùng động não để cùng quyết tâm xóa tan cơ chế chuyên chính vô sản của CSVN, để từ đó, công cuộc Hán hóa của TC sẽ bị triệt tiêu ngay.

Chúng ta chỉ còn một con đường SỐNG MÁI với CSVN mà thôi. Không còn con đường nào khác nữa bà con ơi!

Mai Thanh Truyết

danlambaovn.blogspot.com

Featured Posts
Recent Posts
Search By Tags
Follow Us
  • Facebook Classic
  • Twitter Classic
  • Google Classic
bottom of page