QUẢNG NINH KÍ SỰ
Trong lịch sử chiến tranh giữa các nước láng giềng. Sự phân định biên giới dựa vào nơi mà bên yếu có thể phòng thủ tốt đối với kẻ địch mạnh hơn. Khi quân đội hùng mạnh tấn công, bên yếu hơn lùi dần, và đến dãy núi, hoặc con sông sẽ cản được bước tiến quân địch. Nơi đó người ta gọi là nơi "dễ phòng thủ khó tấn công". Vì thế mà đường phân định biên giới thường là các con sông hoặc dãy núi.
Tại sao người ta nói Tây Nguyên là vị trí chiến lược của dải đất miền trung là vậy. Bởi vì cao nguyên nếu nằm trong tay chúng ta thì đấy là một lợi thế cho phòng tủ giữ vùng đất miền Trung. Vì tính chất hiểm trở của nó nên cao nguyên trung phần là nơi dễ thủ khó công. Là nơi đồn trú cho quân đoàn 2 VNCH. Nếu Tây Nguyên thất thủ thì xem như việc lấy vùng duyên hải chỉ là vấn đề thời gian. Cho nên năm 1975 VNCH thất thủ Buôn Mê Thuộc thì xem như cả miền trung không thể trụ được nữa.
Thế nhưng thời Nguyễn Tấn Dũng, ông ta cho Trung Cộng thuê 340.000 ha rừng đầu nguồn thuộc vùng biên giới và rừng phòng hộ. Vị thế chiến lược năm xưa chính CS đã biết đánh vào đó để làm sụp đổ VNCH. Nguyễn Tấn Dũng tất nhiên là làm theo chỉ thị của Bộ Chính Trị. Với Việt Nam, vị thế dễ thủ khó công xem như đã dâng cho Trung Cộng nắm. Thời này nhiều người trí thức lên tiếng nhưng cũng trôi vào hư không, vì đa phần giới bình dân ở ta không biết nó nguy hiểm đến mức nào.
Vùng cao nguyên, Trung Cộng án ngữ. Biển Đông, Trung Cộng tiến hành lấn chiếm và sở hữu không gặp bất kì sự trở lực nào từ phía Việt Nam. Đến đây các bạn có nhìn thấy gì không? Đó là phía Tây và Đông, Trung Cộng đã khóa chặt. Từ mạn đông Trung Cộng cho nở dần vùng chủ quyền về phía bờ biển Việt Nam. 3 vị trí chiến lược Vân Đồn - Bắc Vân Phong - Phú Quốc nếu nối lại, nó là đường xương sống xuyên dọc đất nước Việt Nam bắc chí nam. Như vậy nước Việt bị khoá tây lấn đông và thêm một nhát dao 3 đặc khu xẻ dọc đất nước. Tựa như con cá trên thớt, đầu bếp Trung Cộng đã đánh vảy thật sạch và đang kê lưỡi dao xẻ dọc xương sống để lóc ra những tấm thịt phi lê ngon lành cho nó chế biến món ngon.
Phía biên giới phía bắc, ngoài các mốc nổi tiếng như Thác Bản Giốc bị mất một nửa, Ải Nam Quan của Đại Việt khi xưa bị lùi vào lãnh thổ Trung Cộng hàng trăm mét thì các đô thị Việt Nam đang bị Hán Hóa trầm trọng. Tại các cửa khẩu, người Trung Quốc lái xe tự do qua Việt Nam. Tại thành phố Hạ Long, bị Hán Hóa mạnh đến nỗi, tại các cửa hàng ở trung tâm thành phố, nếu vào mà bạn không nói mà cứ nhìn sản phẩm, thì nhân viên sẽ tiếp bạn bằng tiếng Trung Quốc. Ngay trên đất nước Việt Nam, nội bộ thành phố Hạ Long đã và đang Hán hóa mãnh liệt.
Tại tỉnh Quảng Ninh, có ngọn núi Yên Tử, nơi mà khi xưa vua Trần Nhân Tông đến đây tu hành và lập nên phái Trúc Lâm thuần Việt. Là đất lịch sử, nơi tổ tiên ta không để mất, nhưng hôm nay, với tốc độ Hán hóa khủng khiếp như thế này có thể nơi vua Trần tu hành năm xưa sẽ mang một cái tên Trung Quốc mất.
Như vậy, với việc khóa Tây, lấn Đông, xẻ giữa đất nước. Cộng với việc Trung Cộng lấn xuống từ Bắc bằng đủ thứ thủ đoạn, thêm nữa là án ngữ Phú Quốc ở phía Nam. Mảnh đất hình chữ S này đã bị khóa chặt rồi. Việc mất nước chỉ là vấn đề thời gian. Thật sự không biết cách nào để thoát được.
Chỉ có một con đường, quyền ta thì ta làm để đòi yêu sách. Phải biểu tình, phải bất tuân dân sự để lật CS. Đất nước đang trong tình cảnh rất nguy hiểm. Ai đến Hạ Long, hãy tham quan ở đây cho kĩ thì sẽ thấy mức độ nguy hiểm của việc Hán hóa một vùng dân cư Việt. Với đà không quan tâm đến chính trị thì việc mất nước là khó tránh. Buồn!
P/S: Nhân dịp đến Hạ Long chơi, chứng kiến cảnh Hán hóa. Và xâu chuỗi lại, tôi cảm thấy ghê sợ những nước đi của Trung Cộng. Chấp nhận CS là 100% mất nước.