top of page

Nhiệm vụ của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ


Bộ Ngoại giao là cơ quan đầu mối trong các quan hệ của Hoa Kỳ với các chính phủ nước ngoài, các tổ chức quốc tế và với nhân dân các quốc gia khác trên thế giới nhằm xây dựng một thế giới tự do, thịnh vượng và an toàn hơn.

Việc xử lý tất cả các mối quan hệ này được gọi là ngoại giao. Đối với Hoa Kỳ, ngoại giao có vai trò rất quan trọng vì đó là cách thức mà Bộ Ngoại giao đề ra, thực hiện và giới thiệu với các quốc gia khác những mục tiêu chính sách đối ngoại của Tổng thống.

Hoạt động ngoại giao có vai trò rất quan trọng đối với các lợi ích của Hoa Kỳ. Bộ Ngoại giao là một phần thiết yếu của Chính phủ Hoa Kỳ, bởi vì Bộ:

▪Đại diện cho Hoa Kỳ ở nước ngoài và chuyển tải những chính sách của Hoa Kỳ tới các chính phủ nước ngoài và các tổ chức quốc tế thông qua đại sứ quán và lãnh sự quán của Hoa Kỳ ở nước ngoài, cũng như thông qua các phái đoàn ngoại giao;

▪Đàm phán và ký kết các thỏa thuận và điều ước về nhiều vấn đề từ thương mại đến vũ khí hạt nhân;

▪Điều phối và hỗ trợ các hoạt động quốc tế của các cơ quan khác của Hoa Kỳ, tổ chức các chuyến thăm chính thức và thực hiện những nhiệm vụ ngoại giao khác, và

▪Chủ trì việc điều phối giữa các cơ quan và quản lý việc phân bổ nguồn lực cho quan hệ đối ngoại.

Hiện có hơn 190 quốc gia trên thế giới, trong đó Hoa Kỳ duy trì quan hệ ngoại giao với khoảng 180 nước và với nhiều tổ chức quốc tế.

Ngày nay, sự phát triển trong phương tiện giao thông, thương mại và công nghệ đã làm cho thế giới trở nên gần gũi hơn bao giờ hết. Do đó, mối quan hệ với các quốc gia khác và với người dân của họ ngày càng trở nên quan trọng hơn đối với Hoa Kỳ.

Bộ Ngoại giao thực hiện bốn mục tiêu chính sách đối ngoại chủ yếu:

▪Bảo vệ nước Mỹ và người dân Mỹ;

▪Thúc đẩy dân chủ, nhân quyền và những lợi ích toàn cầu khác;

▪Tăng cường sự hiểu biết của cộng đồng quốc tế về những giá trị và chính sách của Mỹ; và

▪Hỗ trợ những nhà ngoại giao, quan chức chính phủ và tất cả những nhân viên khác trong và ngoài nước - những người đang thực hiện những mục tiêu này.

Bảo vệ nước Mỹ và người dân Mỹ

Ngoại giao là một trong những biện pháp tốt nhất để bảo vệ Hoa Kỳ và người dân Hoa Kỳ. Chúng tôi sử dụng các biện pháp ngoại giao với các quốc gia khác trên thế giới để đối phó một cách thành công với những thách thức xuyên biên giới quốc gia, có ảnh hưởng đến chúng tôi tại Hoa Kỳ, trong đó có:

▪Chủ nghĩa khủng bố;

▪Mối đe dọa từ vũ khí hủy diệt hàng loạt;

▪HIV/AIDS và các bệnh truyền nhiễm khác;

▪Những nguy cơ từ buôn lậu ma túy và tội ác;

▪Nhu cầu nhân đạo của người di cư và người tị nạn; và

▪Sự suy thoái của môi trường.

Người dân Mỹ trong nước và ở nước ngoài phải đối mặt với những mối đe dọa về thể chất và kinh tế. Bộ Ngoại giao bảo vệ đất nước, người dân và sự thịnh vượng của chúng tôi bằng cách giúp:

▪Ngăn chặn những cuộc tấn công khủng bố và tăng cường các liên minh quốc tế nhằm đánh bại chủ nghĩa khủng bố toàn cầu;

▪Bảo đảm an ninh nội địa của Hoa Kỳ thông qua những chính sách và các biện pháp đảm bảo an toàn cho việc đi lại, hoạt động thương mại và các cơ sở hạ tầng quan trọng;

▪Hướng dẫn quản lý nhập cảnh đối với khách du lịch vào Hoa Kỳ;

▪Thúc đẩy sự ổn định ở tất cả các khu vực trên thế giới;

▪Ngăn chặn kẻ thù đe dọa nước Mỹ hoặc các đồng minh của chúng tôi bằng vũ khí hủy diệt hàng loạt;

▪Giảm thiểu tác động của tội phạm quốc tế và việc buôn bán ma túy bất hợp pháp đối với người dân Mỹ; và

▪Bảo vệ và giúp đỡ các công dân Mỹ đi lại, kinh doanh và sinh sống tại nước ngoài.

Dưới đây chỉ là một ít trong số những phương thức mà Bộ Ngoại giao sử dụng để bảo vệ nước Mỹ:

Chống khủng bố

Sau vụ tấn công vào nước Mỹ ngày 11tháng 9 năm 2001, lần đầu tiên, nước Mỹ biết được về mối đe dọa nghiêm trọng từ chủ nghĩa khủng bố và những quốc gia ủng hộ khủng bố. Những kẻ tiến hành các vụ tấn công này đã không tôn trọng cuộc sống của con người hay biên giới quốc gia. Những kẻ khủng bố đe dọa không chỉ người dân Mỹ mà còn tất cả những ai yêu chuộng tự do và dân chủ. Khủng bố là kẻ thù của tất cả các dân tộc văn minh và chúng chỉ có thể bị đánh bại nếu các dân tộc trên toàn thế giới cùng nhau đoàn kết hành động.

Để đi đầu trong cuộc chiến chống khủng bố, Bộ Ngoại giao phối hợp với các cơ quan khác của Hoa Kỳ và các chính phủ nước ngoài nhằm:

▪Xác định những tổ chức khủng bố và những quốc gia ủng hộ khủng bố;

▪Điều tra hoạt động của các tổ chức khủng bố;

▪Đóng cửa các mạng lưới tài chính của những kẻ khủng bố; và

▪Đưa những kẻ khủng bố ra trước công lý.

Báo cáo hàng năm của Bộ Ngoại giao về chủ nghĩa khủng bố diễn giải những gì mà Hoa Kỳ và các đồng minh đang tiến hành để ngăn chặn những nguy cơ cũng như những kẻ bảo trợ cho chủ nghĩa khủng bố toàn cầu. Xem báo cáo này tại trang web: www.state.gov/s/ct.

An ninh nội địa

An ninh cho người dân Mỹ bắt đầu tại chính nước Mỹ song nó cũng được mở rộng ra bên ngoài biên giới của chúng tôi. Để đảm bảo an ninh nội địa, Bộ Ngoại giao quản lý việc cấp thị thực và đi đầu trong các nỗ lực ngoại giao của Hoa Kỳ để tranh thủ sự hợp tác quốc tế về những biện pháp ngăn chặn mối đe dọa đối với việc đi lại, giao thông và các cơ sở hạ tầng quan trọng khác - hệ thống thông tin, giao thông, năng lượng - , và bảo đảm an ninh biên giới quốc gia.

Thị thực: Mở rộng cánh cửa cho công dân nước ngoài

Người nhập cư và các du khách đã có nhiều đóng góp cho Hoa Kỳ và chúng tôi mong họ tiếp tục có những đóng góp quan trọng về văn hóa của mình. Những người nhập cư và du khách muốn nhập cảnh Hoa Kỳ phải làm đơn xin thị thực qua Bộ Ngoại giao. Mỗi năm, Bộ Ngoại giao xem xét kỹ lưỡng hơn bảy triệu đơn xin thị thực. Những quy định về thị thực bảo đảm rằng những công dân nước ngoài có thể gây hại đối với Hoa Kỳ sẽ không được cấp thị thực, để nước Mỹ có thể được an toàn trong khi vẫn mở rộng cánh cửa chào đón các công dân đến từ khắp nơi trên thế giới. Xem thêm tại trang web: www.unitedstatesvisas.gov.

Ổn định khu vực

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ sử dụng các biện pháp ngoại giao tại tất cả những khu vực trên thế giới nhằm ngăn chặn các cuộc xung đột cục bộ trở thành những cuộc chiến tranh lớn hơn có thể phương hại đến lợi ích của Hoa Kỳ. Bộ Ngoại giao cùng với các quốc gia khác tại các tổ chức quốc tế thúc đẩy sự ổn định và thịnh vượng về kinh tế.

Dưới đây là một số vấn đề khu vực mà Bộ Ngoại giao phụ trách:

Trung Đông: Thúc đẩy và hỗ trợ sự phát triển của nền dân chủ tại Iraq. Tiếp tục làm việc với Israel, Ai Cập, các quốc gia Trung Đông khác và người Palestine nhằm tìm ra biện pháp giúp họ chung sống một cách hoà bình. Xem thêm tại trang web: www.state.gov/p/nea.

Tây bán cầu: Cùng các quốc gia khác đương đầu với chủ nghĩa khủng bố và việc buôn bán ma túy bất hợp pháp, đồng thời thúc đẩy các thể chế ủng hộ dân chủ và tự do. Xem thêm tại trang web: www.state.gov/p/wha.

Châu Phi: Giúp các quốc gia đương đầu với đói nghèo, bệnh tật và chiến tranh tại lục địa này. Xem thêm tại trang web: www.state.gov/ p/af.

Đông Á và Thái Bình Dương : Tham gia các tổ chức như Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) - diễn đàn về một loạt những vấn đề kinh tế đang đặt ra với các quốc gia thành viên. Xem thêm tại trang web: www.state.gov/p/eap.

Nam Á: Ủng hộ nền dân chủ đang phát triển tại Afghanistan. Hợp tác với Ấn Độ, Pakistan và cộng đồng quốc tế nhằm giải quyết những vấn đề giữa các quốc gia này, trong đó có vấn đề Kashmir và vũ khí hạt nhân. Xem thêm tại trang web: www.state.gov/p/sa.

Châu Âu và khu vực Âu-Á : Thúc đẩy Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và mở rộng NATO nhằm tăng cường sự hợp tác và an ninh quốc tế. Xem thêm tại trang web: www.state.gov/p/eur.

Vũ khí hủy diệt hàng loạt

Vũ khí hủy diệt hàng loạt - như vũ khí hạt nhân, hóa học hoặc sinh học - là một nguy cơ nghiêm trọng đối với Hoa Kỳ và thế giới. Chúng ta cần phải quan tâm đến khả năng những kẻ khủng bố có thể có được những vũ khí này để chống lại những thường dân. Bộ Ngoại giao tiến hành các biện pháp để bảo đảm rằng không có thêm các quốc gia có những loại vũ khí này và các thỏa thuận quốc tế về hạn chế những vũ khí này sẽ được tôn trọng. Xem thêm tại trang web: www.state. gov/t/np/wmd.

Tội phạm quốc tế và ma túy bất hợp pháp

Tội phạm quốc tế và buôn bán ma túy bất hợp pháp ảnh hưởng đến người Mỹ và người dân ở tất cả các quốc gia. Bộ Ngoại giao giúp các quốc gia nước ngoài xây dựng và thực thi những đạo luật chống tội phạm, chống ma túy; chia sẻ những gánh nặng về tài chính và chính trị, và củng cố hệ thống tòa án và các thể chế chính phủ để có thể đưa những kẻ tội phạm ra trước công lý một cách dễ dàng hơn.

Kiểm soát việc buôn lậu ma túy đòi hỏi tất cả các quốc gia phải tăng cường sự hợp tác quốc tế. Bộ Ngoại giao đã hỗ trợ kỹ thuật và cung cấp các chương trình đào tạo cho nhiều chính phủ nước ngoài. Chúng tôi đã tăng cường việc ủng hộ việc thực thi pháp luật và trợ giúp cho các quốc gia đang phát triển như Colombia, Peru và Bolivia nhằm chấm dứt việc sản xuất và vận chuyển ma túy tới Hoa Kỳ và các quốc gia khác. Báo cáo hàng năm của Bộ Ngoại giao về kiểm soát quốc tế đối với chất gây nghiện (xem: www.state.gov/g/inl) đã vạch ra chiến lược đối phó với vấn nạn này.

Buôn người là một hình thức nô lệ thời hiện đại. Những tên tội phạm ép buộc hoặc lừa những nạn nhân của chúng để bóc lột lao động hoặc bóc lột tình dục và thường đưa họ đến các quốc gia khác. Loại tội phạm buôn người này hiện đang tăng nhanh với tỉ lệ đáng báo động. Hàng năm, khoảng 800.000-900.000 người, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em bị buôn bán trên khắp thế giới, trong đó có 20.000 người được đưa tới nước Mỹ. Báo cáo hàng năm của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về nạn buôn người (xem tại trang web: www.state.gov/g/tip) là một công cụ ngoại giao quan trọng nhằm chấm dứt hình thức nô lệ hiện đại này.

Giúp đỡ người dân Mỹ

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ giúp những công dân Mỹ đi lại, tiến hành kinh doanh và sinh sống tại nước ngoài một cách an toàn bằng cách:

▪Cung cấp thông tin về đi lại và sinh sống tại nước ngoài, trong đó có những cuốn sách nhỏ và những khuyến cáo về đi lại;

▪Cấp hộ chiếu cho công dân Mỹ;

▪Giúp công dân Mỹ về tài chính trong trường hợp khẩn cấp;

▪Kiểm tra về điều kiện sống và nơi cư trú của người dân Mỹ ở nước ngoài;

▪Giúp các gia đình trong việc thu xếp nếu một công dân Mỹ bị thiệt mạng tại nước ngoài;

▪Giúp đỡ những người Mỹ đi du lịch bị bệnh hoặc bị bắt khi đang ở nước ngoài;

▪Trợ giúp trong các cuộc tranh chấp quốc tế về quyền nuôi con hoặc vấn đề con nuôi;

▪Bảo vệ và giúp đỡ những công dân Mỹsinh sống hoặc đi lại ở nước ngoài trong thời gian xảy ra khủng hoảng.

Xem thêm tại trang web: www.travel.state. gov.

Sự thịnh vượng kinh tế và an ninh

Bộ Ngoại giao giúp đỡ cho các hoạt động kinh doanh của Hoa Kỳ trong nước cũng như ở nước ngoài. Nhân viên các đại sứ quán của Hoa Kỳ trên khắp thế giới là những chuyên gia về thực tiễn kinh doanh của nướ c sở tại, đồng thời hiểu rõ nh ững sản phẩm và thị trường quan trọng đối với các quốc gia này. Họ tìm ra những cơ hội cho các hãng kinh doanh củ a Hoa Kỳ và hỗ trợ họ trong việc xuất khẩu hoặc làm việc ngay tại nước sở tại. Bộ Ngoại giao:

▪Giúp bảo đảm cho các công nhân, thương nhân và nông dân Mỹ có thể cạnh tranh một cách công bằng trong các lĩnh vực đầu tư nước ngoài và thương mại;

▪Đàm phán các thỏa thuận thương mại về mở cửa các thị trường nước ngoài nhằm gia tăng cơ hội bán hàng hóa và dịch vụ của Hoa Kỳ ra nước ngoài;

▪Hỗ trợ các lợi ích kinh doanh của Hoa Kỳ nước ngoài bằng cách xác định những tiềm năng và giúp các công ty của Mỹ bán hàng hóa và dịch vụ của họ ở nước ngoài; Phối hợp với các tổ chức quốc tế và tổ chức của Hoa Kỳ để đại diện cho các lợi ích của cộng đồng doanh nghiệp; Thúc đẩy và cấp phép cho việc xuất khẩu, góp phần đem lại hàng chục tỉ đô-la cho nền kinh tế Mỹ;

Thúc đẩy những lợi ích toàn cầu

Dân chủ và nhân quyền

Dân chủ và việc bảo vệ những quyền tự do cơ bản là nền tảng cho sự ra đời của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ hơn 200 năm trước đây. Kể từ đó, một mục tiêu trung tâm của chính sách đối ngoại Hoa Kỳ là thúc đẩy việc tôn trọng dân chủ và nhân quyền trên toàn thế giới. Bộ Ngoại giao:

▪Tăng cường vai trò của dân chủ như một phương thức để đảm bảo an ninh, ổn định và thịnh vượng trên toàn thế giới;

▪Giúp thiết lập và trợ giúp cho những nền dân chủ mới hình thành; và

▪Xác định và lên án những thể chế tước đoạt quyền của người dân được lựa chọn người lãnh đạo của mình thông qua bầu cử tự do và công bằng.

Nhân quyền là một nền tảng trọng yếu để thiết lập và duy trì dân chủ. Bộ Ngoại giao làm việc đặc biệt nghiêm túc nhằm thúc đẩy nhân quyền tại những quốc gia mà dân chủ chưa được thiết lập một cách vững chắc. Bộ Ngoại giao:

▪Yêu cầu chính phủ các nước chịu trách nhiệm về những cam kết của họ về việc đề cao quyền của con người trên toàn cầu;

▪Thúc đẩy sự tôn trọng nhiều hơn nữa đối với nhân quyền, trong đó có tự do không bị tra tấn, tự do ngôn luận và những hình thức bày tỏ khác, tự do tôn giáo, tự do báo chí, việc bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em và việc bảo vệ các nhóm thiểu số;

▪Thúc đẩy pháp quyền, chẳng hạn như các thủ tục bỏ phiếu và thủ tục tư pháp công bằng;

▪Giúp cải tổ và nâng cao năng lực Ủy ban Nhân quyền của Liên hợp quốc;

▪Điều phối những hỗ trợ về nhân quyền với các đồng minh của chúng tôi; và

▪Ra báo cáo hàng năm về tình hình nhân quyền.

Xem thêm tại trang web: www.state.gov/g/drl.

Những vấn đề xuyên quốc gia khác

Bộ Ngoại giao cũng xử lý nhiều vấn đề xuyên quốc gia, vượt ra ngoài phạm vi những đường biên giới của bất kỳ quốc gia đơn lẻ nào. Sau đây là một số ít ví dụ:

Y tế: Bệnh lao, HIV/AIDS và các bệnh truyền nhiễm khác là vấn đề đối với ngành y tế trên toàn thế giới cũng như nước Mỹ. Khi những bệnh dịch này lan rộng và có một lượng lớn số người mắc bệnh, thì sự ổn định cả về mặt chính trị và kinh tế của một quốc gia sẽ đứng trước nhiều rủi ro. Bộ Ngoại giao phối hợp với các cơ quan khác của Chính phủ Hoa Kỳ và với các quốc gia nước ngoài nhằm chuẩn bị và ứng phó với những vấn đề y tế trên thế giới và theo dõi sự lan rộng của những bệnh nguy hiểm tiềm tàng. Xem thêm tại trang web: www.state.gov/g/gac và www.state.gov/g/oes.

Môi trường: Nhiều vấn đề môi trường vượt ra khỏi giới hạn bất kỳ đường biên giới quốc gia nào và có để đe dọa đến sức khỏe, sự thịnh vượng và thậm chí là cả an ninh quốc gia của người dân Mỹ. Thuốc bảo vệ thực vật dùng trong thực phẩm và trong nước, không khí ô nhiễm và những loài động thực vật có khả năng lấn át nhiều loài khác có thể làm tổn hại đến sự tồn tại và nền kinh tế của chúng ta. Khi con người trên thế giới thiếu khả năng tiếp cận về năng lượng, nước sạch hay một môi trường có thể sống được, người ta sẽ cảm thấy sự bất ổn về kinh tế và chính trị có thể xảy ra tại đất nước mình. Sự thay đổi khí hậu lại là một vấn đề môi trườ ng khác và Bộ Ngoại giao đang hợp tác với nhiều quốc gia để cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, chẳng hạn như thông qua việc chia sẻ công nghệ sạch với các quốc gia đang phát triển. Xem thêm tại trang web: www.state.gov/g/oes.

Người tị nạn, di cư và tăng trưởng dân số: Bộ Ngoại giao giúp đỡ hàng triệu người tị nạn và nạn nhân của các cuộc xung đột hoặc thảm họa thiên nhiên trên toàn thế giới. Hàng năm, nước Mỹ cho phép hàng chục ngàn người tị nạn đến định cư. Sự gia tăng dân số đã ảnh hưởng đến môi trường và khả năng của các chính phủ trong việc cung cấp dịch vụ cho số lượng người ngày càng tăng, sống trong không gian chật hẹp hơn, tiêu thụ nhiều năng lượng hơn và yêu cầu nhiều thực phẩm hơn. Xem thêm tại trang web: www.state.gov/g/prm

[if gte vml 1]><v:rect id="_x0000_s1026" style='position:absolute; margin-left:534.05pt;margin-top:153pt;width:413.95pt;height:31.5pt;z-index:-1' o:userdrawn="t" fillcolor="#9acc9a" strokecolor="none"></v:rect><![endif][if !vml][endif]Tăng cường sự hiểu biết của cộng đồng quốc tế

Không có quốc gia nào trên thế giới lại không có sự ảnh hưởng của nước Mỹ và cũng không có quố c gia nào lại không có ảnh hưởng đến chúng tôi b ằng cách này hay cách khác. Những nguyên tắc của nướ c Mỹ về dân chủ, tự do, sự bao dung và cơ hội đã cổ vũ cho các dân tộc trên thế giới. Việc ngày càng có nhiều người thừa nhận và hiểu những giá trị chung này đã tăng cường sự tin tưởng giữa các quốc gia và dân tộc và làm cho các cơ hội giải quyết bất đồng và đạt tới thỏa thuận trở nên rõ ràng hơn.

Để tăng cường sự hiểu biết của các dân tộc và quốc gia khác, Bộ Ngoại giao cần giải thích nh ững chính sách của Hoa Kỳ. Trong khi nêu rõ các vấn đề đối ngo ại của mình, chúng tôi cũng lắng nghe tiếng nói và những mối quan tâm của các quốc gia và dân tộc khác. Biện pháp tốt nhất để người khác lắng nghe thông điệp của chúng tôi là hoan nghênh và học hỏi những quan điểm của họ.

Bộ Ngoại giao cung cấp thông tin cho độc giả nước ngoài, thường thông qua nhiều ngôn ngữ khác nhau, thông qua các chương trình truyền hình, băng video, các sản phẩm in ấn và Inter-net, và thông qua việc thu xếp các cuộc gặp gỡ với các diễn giả. Bộ cũng phát hành những thông báo trên các chương trình truyền hình quốc tế trình bày những giá trị tự do và sự bao dung tôn giáo của Hoa Kỳ tới khán giả tại các quốc gia Arập và Hồi giáo.

Một trong những phương tiện hiệu quả nhất để tạo dựng sự tin tưởng lẫn nhau là thông qua giao lưu văn hóa và giáo dụ c. Hàng năm, Bộ Ngoại giao b ảo trợ cho h ơn 35.000 cuộc giao lưu như v ậy, trong đó có những du khách đến nước Mỹ và người Mỹ cũng đi thăm các nước ngoài. Những chươ ng trình giao lưu này giúp cho du khách nước ngoài có đượ c kinh nghiệm thực tế v ề con người, văn hóa và nghệ thu ật của Hoa Kỳ; và người Mỹ cũng có cơ hội tìm hiểu những nền văn hóa khác, nh ững ý tưởng và kinh nghiệm khác. Những trải nghiệm giữa các nền văn hóa như vậy làm cho những giá trị phổ biến v ề nhân quyền, tự do, bình đẳng và cơ hội gắn kết các dân tộc văn minh với nhau trở thành hiện thực. Xem thêm tại trang web: www.exchanges.state.gov.

Hỗ trợ ngành Ngoại giao và Bộ máy hành chính

Các biện pháp ngoại giao của Hoa Kỳ đòi hỏi cần phải có một đội ngũ rất năng động mới có thể đạt được những mục tiêu chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Đội ngũ cán bộ ngoại giao và bộ máy công chức cùng phối hợp với nhau trong nước cũng như tại các phái đoàn của Hoa Kỳ ở nước ngoài để thực thi chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Sau vụ tấn công khủng bố ngày 11tháng 9 năm 2001, sự hiện diện cũng như những chương trình ngoại giao của chúng tôi trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Đội ngũ cán bộ ngoại giao hiện nay có hơn 11.000 người đại diện cho Hoa Kỳ ở nước ngoài. Ngành ngoại giao có những đòi hỏi về mặt cam kết rất khác biệt nhưng cũng đem lại cho những người trong ngành những phần thưởng độc đáo. Các cán bộ ngoại giao có thể được gửi tới bất kỳ một đại sứ quán, lãnh sự quán hay một phái đoàn ngoại giao nào tại bất cứ đâu trên thế giới, ở bất kỳ thời điểm nào để phục vụ cho những nhu cầu ngoại giao của Hoa Kỳ.

Đội ngũ công chức gồm khoảng hơn 8.000 người, chủ yếu ở Washington DC, là những người cung cấp kiến thức chuyên môn, sự hỗ trợ và tiếp nối việc hoàn thành nhiệm vụ của Bộ Ngoại giao. Một số công chức là những người đồng nhiệm trong nước của các nhân viên lãnh sự ở nước ngoài, đồng thời phát hành hộ chiếu và giúp đỡ các công dân Mỹ trong và ngoài nước Mỹ.

Ngoài ra, hơn 31.000 công dân của các quốc gia nơi có đại sứ quán hoặc cơ quan khác của Hoa Kỳ cũng là một bộ phận rất quan trọng trong đội ngũ cán bộ ngoại giao của Bộ ở nước ngoài. Những nhân viên này vẫn tiếp tục công việc của mình khi những nhân viên Hoa Kỳ đến hoặc rời quốc gia sở tại.

Cả hai lực lượng này đều mang đến nhiều cơ hội nghề nghiệp. Để có thông tin về công việc tại Bộ Ngoại giao hoặc tại các tổ chức quốc tế, xin truy cập trang web: www.state.gov/ employment.

PHẢN HỒI

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hoan nghênh những phản hồi từ phía độc giả, bao gồm bất kỳ lời bình luận nào mà bạn muốn chia sẻ liên quan đến hiệu quả của ấn bản này, những chủ đề về chính sách đối ngoại khác mà bạn muốn tìm hiểu... Hãy gửi thư chúng tôi về địa chỉ :

U.S. Department of State

Bureau of Public Affairs

Attention: Diplomacy at Work

PA/PL/PC - Public Communication

2201 C Street NW, Room 2206

Washington, DC 20520

Hoặc vào trang web:

http://contact-us.state.gov/ask_form_cat/ask_form_suggest.html

Featured Posts
Recent Posts
Search By Tags
Follow Us
  • Facebook Classic
  • Twitter Classic
  • Google Classic
bottom of page