Bài Học Số 22: BIẾT CÁCH KẾT THÚC - CHIẾN LƯỢC LỐI THOÁT
Trong thế giới này người ta phán xét bạn qua cách bạn kết thúc những sự việc. Một kết thúc lộn xộn hay chưa hoàn tất có thể vọng lại suốt nhiều năm sau, phá hủy thanh danh của bạn trong tiến trình đó. Nghệ thuật kết thúc mọi sự một cách tốt đẹp là biết khi nào nên dừng lại, không bao giờ đi quá xa đến nổi tự làm kiệt sức hay tạo ra những kẻ thù gay gắt sẽ gây rối cho bạn trong một xung đột tương lai. Nó còn đòi hỏi mức độ năng lượng và sự tinh nhạy đúng. Đây không phải là vấn đề chiến thắng một cách đơn giản cuộc chiến mà là phương thức để chiến thắng, phương cách mà chiến thắng đó tạo nền tảng cho bạn ở vòng đua kế tiếp. Đỉnh cao của sự khôn ngoan chiến lược là tránh mọi xung đột và vướng mắc mà từ đó không có một lối ra hiện thực nào.
Đối với đa số những thành viên cấp cao trong Bộ Chính trị Liên Xô - Tổng Bí thư Leonid Brezhnev, trùm KGB Yuri Andropov và Bộ trưởng Quốc phòng Dmitri Ustinov - thời kỳ cuối thập niên 1960 đầu 70 dường như là một kỷ nguyên vàng son. Họ đã sống qua cơn ác mộng của những năm thời Stalin và sự cai trị vụng về của Khrushchev. Cuối cùng, giờ đây đã có một sự ổn định nào đó trong Liên bang Xô viết. Những nhà nước vệ tinh của nó ở Đông Âu tương đối ngoan ngoãn, đặc biệt sau khi cuộc nổi dậy của Tiệp Khắc năm 1968 đã bị nghiền nát. Mỹ, kẻ thù không đội trời chung của nó đã bị bầm mắt từ cuộc Chiến tranh Việt Nam. Và hứa hẹn hơn hết, người Nga đã dần có thể mở rộng tầm ảnh hưởng của họ ra Thế giới Thứ ba. Tương lai có vẻ xán lạn.
Một quốc gia then chốt trong kế hoạch mở rộng của Nga là Afganistan ở biên giới phía nam. Nước này giàu hơi đốt tự nhiên và các mỏ quặng khác, và có nhiều cảng ở Ấn Độ Dương, việc biến nó thành một vệ tinh Xô viết sẽ là một giấc mơ nhiều khả năng thành hiện thực. Người Nga đã luồn lách vào nước này từ thập niên 1950, giúp đào tạo quân đội, xây dựng đường cao tốc Salang từ bắc Kabul tới Liên Xô, và cố hiện đại hóa quốc gia lạc hậu này. Tất cả êm xuôi theo kế hoạch cho tới đầu thập niên 1970, khi phong trào Hồi giáo chính thống bắt đầu trở thành một thế lực chính trị băng qua Afganistan. Người Nga nhìn thấy hai hiểm họa: thứ nhất, những kẻ theo phong trào chính thống này sẽ nắm quyền lực và do xem chủ nghĩa cộng sản là vô thần và đáng ghét, sẽ cắt đứt mọi quan hệ với những người Xô viết; thứ hai, những kẻ không biết ở yên một chỗ này sẽ tràn từ Afganistan vào miền nam Liên Xô, nơi có một cộng đồng lớn dân cư Hồi giáo.
Năm 1978, để ngăn ngừa viễn cảnh ác mộng đó, Brezhnev bí mật hỗ trợ một hoạt động phi thường nhằm đưa Đảng Cộng sản Afganistan lên nắm quyền. Nhưng những người cộng sản Afganistan lại cực kì bè phái, và chỉ sau một cuộc đấu tranh lâu dài một người lãnh đạo mới xuất hiện: Hafizullah Amin, người mà Liên Xô tin tưởng. Quan trọng hơn hết, phe Cộng sản không được ưa chuộng ở Afganistan, và Amin phải viện đến những phương tiện tàn bạo nhất để duy trì quyền lực của đảng. Điều này chỉ đem lại lý do cho phe Chính thống. Khắp đắt nước, phiến quânMujahideen - bắt đầu nổi loạn, và hàng ngàn binh sĩ Afgan đào ngũ khỏi quân đội chạy về phe họ.
Tháng 12/1979, chính quyền Cộng sản ở Afganistan nằm trên bờ vực sụp đổ. Ở Nga, những thành viên cấp cao của Bộ Chính trị họp lại thảo luận về cuộc khủng hoảng. Đánh mất Afganistan là một đòn tàn phá và một nguồn của sự không ổn định sau một tiến trình đã được thực hiện quá lâu. Họ đổ lỗi cho Amin về các vấn đề của họ; ông ta phải ra đi. Ustinov đề xuất một kế hoạch: Lặp lại cái mà người Xô viết đã làm trong việc đàn áp những cuộc nổi dậy ở Đông Âu, ông ta ủng hộ một cuộc tấn công chớp nhoáng bởi một lực lượng tương đối nhỏ Xô viết. Nó sẽ bảo đảm an toàn cho Kabul và đường cao tốc Salang. Amin khi đó sẽ bị hất cẳng, và một người Cộng sản tên là Babrak Karman sẽ thế chỗ ông ta. Quân đội Xô viết sẽ ra vẻ nhún nhường, và quân đội Afgan sẽ chộp ngay lấy nó. Trong khoảng mười năm, Afganistan sẽ được hiện đại hóa và dần trở thành một thành viên vững bền của khối Xô viết. Được hƣởng hòa bình và thịnh vượng, nhân dân Afgan sẽ nhìn thấy những lợi ích lớn lao của chủ nghĩa xã hội và sẽ bám chặt lấy nó.
Vài hôm sau cuộc họp, Ustinov trình bày kế hoạch đó với thống chế quân đội Nikolai Orgakov. Khi được bảo rằng đội quân xâm lược không quá 75.000 quân, Orgakov sửng sốt: lực lượng đó, ông ta nói, quá nhỏ bé để bảo vệ an ninh cho những nơi mở rộng to lớn, đầy núi non của Afganistan, một thế giới rất khác với Đông Âu. Ustinov phản công rằng một lực lượng lớn sẽ gây nên tai tiếng cho những người Xô viết trong Thế giới Thứ ba và sẽ tạo một cái đích nhắm cho phiến quân. Orgakov đáp rằng những người Afgan bè phái có truyền thống về việc đột ngột hợp nhất lại để đẩy lui một đội quân xâm lược - và họ là những chiến binh dữ tợn. Xem kế hoạch này là khinh suất, ông nói tốt hơn nên nỗ lực bằng một giải pháp chính trị cho vấn đề. Lời cảnh báo của ông bị bỏ qua.
Kế hoạch được Bộ Chính trị thông qua và được đưa vào hành động vào ngày 24/12. Một số Hồng quân tiến vào Kabul trong khi một số khác tiến xuống đường cao tốc Salang. Amin được đưa đi và giết chết một cách lặng lẽ trong khi Karmal nắm lấy quyền lực. Những lời lên án rót vào từ khắp nơi trên thế giới, nhưng những người Xô viết nhận ra rằng cuối cùng điều đó sẽ lặng dần - thường là như thế.
Tháng 2/1980, Andropov gặp Karmal và chỉ đạo ông ta về tầm quan trọng của việc chiếm lấy sự ủng hộ của quần chúng Afgan. Đưa ra một kế hoạch cho mục đích đó, ông cũng hứa sẽ trợ giúp tiền và chuyên gia. Ông ta bảo Karmal rằng khi các vùng biên giới đã an toàn, quân đội Afgan được xây dựng và nhân dân đã thỏa mãn một cách hợp lý với chính quyền , Karman nên nhã nhặn yêu cầu quân Xô viết rút đi.
Bản thân cuộc xâm lược diễn ra dễ dàng hơn là chính quyền Liên Xô mong đợi, và suốt thời kỳ quân sự này những người lãnh đạo của nó có thể tự tin tuyên bố “sứ mạng đã hoàn thành”. Nhưng trong vòng vài tuần sau chuyến thăm của Andropov, họ phải điều chỉnh lại đánh giá này: phiến quân không bị quân đội Xô viết đe dọa như ở Đông Âu. Thật ra, từ khi bị xâm lược, sức mạnh của họ dường như tăng lên, các hàng quân của họ lớn dần với những tân binh Afgan và người ngoài. Ustinov rót thêm quân vào Afganistan và ra lệnh tấn công vào những vùng có căn cứ của phiến quân. Cuộc hành quân lớn đầu tiên diễn ra vào mùa xuân đó, khi họ tiến vào Thung lũng Kunar với vũ khí nặng nề, san bằng toàn bộ các ngôi làng và buộc cư dân phải chạy tới những trại tị nạn ở Pakistan. Khi đã quét sạch khu vực nổi loạn, họ rút lui.
Một vài tuần sau, báo cáo đƣa về rằng phiến quân đã lặng lẽ quay lại thung lũng Kunar. Tất cả những gì quân Xô viết đã làm chỉ khiến dân Afgan thêm phẫn nộ và giận dữ, giúp phiến quân tuyển mộ dễ dàng hơn. Nhưng quân Xô viết còn làm gì khác được? Để mặc cho phiến quân là cho họ có thời gian và không gian để trở nên nguy hiểm hơn, thế nhưng quân đội quá nhỏ để chiếm đóng toàn bộ các khu vực. Câu trả lời của nó là lặp lại các cuộc hành quân truy quét, với nhiều bạo lực hơn, hy vọng rằng sẽ làm cho phiến quân hoảng sợ - nhưng, như Orgakov đã tiên đoán, điều này chỉ làm cho họ thêm táo bạo.
Trong khi đó, Karmal phát động các chương trình dạy đọc viết, để đem tới nhiều quyền lực hơn cho phụ nữ, phát triển và hiện đại hóa đất nước - tất cả nhằm tách rời sự hỗ trợ khỏi phiến quân. Nhưng đại đa số người dân Afgan thích cách sống truyền thống của họ hơn, và các nỗ lực của đảng Cộng sản để mở rộng ảnh hưởng của nó có một tác dụng ngược lại.
Đáng ngại hơn hết, Afganistan nhanh chóng trở thành một thỏi nam châm cho các nước khác đang nôn nóng khai thác tình thế ở đó để chống lại Liên Xô. Nước Mỹ nói riêng nhìn thấy một cơ hội để phục thù Nga đã cung cấp tiếp tế cho Bắc Việt Nam trong Chiến tranh Việt Nam. CIA rót những khoản tiền và cơ sở vật chất lớn cho phiến quân. Ở nước láng giềng Pakistan, tổng thống Zia ul-Haq xem sự xâm lược là một quà tặng từ trời: đạt được quyền lực vào vài năm trước từ một cuộc binh biến, và mới đây đã nhận được sự lên án từ khắp thế giới về việc tử hình thủ tướng của ông ta, Zia nhìn thấy một cách để tìm ơn huệ từ cả Mỹ lẫn các quốc gia Ả Rập bằng cách cho phép Pakistan phục vụ như là một cứ địa cho phiến quân. Tổng thống Ai Cập Anwar Sadat, người vừa mới đây đã ký một hòa ước gây nhiều tranh luận với Israel, cũng nhìn thấy một cơ hội bằng vàng để đánh bóng sự ủng hộ Hồi giáo bằng cách gửi trợ giúp cho các đồng đạo của mình.
Với các lực lượng Xô viết trải mỏng ở Đông Âu và trên khắp thế giới, Ustinov từ chối điều thêm quân; thay vì thế ông ta trang bị cho binh lính của mình những vũ khí tối tân nhất và hoạt động để mở rộng và củng cố quân đội Afgan. Nhưng không có chuyển biến nào trong hai điều này trót lọt. Phiến quân nâng cao các cuộc phục kích đường chuyển vận của Xô viết và sử dụng với hiệu quả tối đa những súng phóng lựu Stinger đời mới nhất kiếm được từ người Mỹ. Nhiều năm trôi qua, và tinh thần của quân đội Xô viết hạ thấp dần: những người lính cảm thấy sự căm ghét của dân địa phương và dính chặt vào những vị trí canh giữ chết cứng, không bao giờ biết cuộc đột kích sắp tới sẽ đến. Sự lạm dụng ma túy và rượu nặng trở nên lan tràn.
Khi các phí tổn chiến tranh tăng lên, công chúng Nga bắt đầu quay lưng lại với nó. Nhưng các nhà cầm quyền Xô viết không thể đủ sức để rút chân ra: ngoài việc tạo nên một quyền lực rỗng nguy hiểm ở Afganistan, điều đó sẽ giáng một đòn sắc bén vào thanh danh toàn cầu của họ như là một siêu cường quốc. Và họ cứ ở yên tại chỗ như thế, mỗi năm đều được coi là năm cuối cùng. Những thành viên chủ chốt của Bộ Chính trị dần dà qua đời-Brezhnev năm 1982, Andropov và Ustinov năm 1984 - mà không thấy có một tiến triển nhỏ nhất nào.
Năm 1985, Mikhail Gorbachev trở thành tổng bí thư của Liên Xô. Đã phản đối cuộc chiến này ngay từ đầu, Gorbachev bắt đầu ấn định những giai đoạn rút lui các quân đoàn khỏi Afganistan. Những người lính cuối cùng rời khỏi đó vào đầu năm 1989. Tổng cộng, trên 14.000 binh lính đã chết trong xung đột, nhưng những phí tổn che đậy - với nền kinh tế mỏng manh của Nga, với niềm tin mong manh của nhân dân vào chính quyền của họ - còn lớn hơn nhiều. Chỉ vài năm sau, toàn bộ hệ thống đã sụp đổ.
MỌI SỰ TỐT LÀNH VỚI KẾT THÚC TỐT LÀNH:
Ngai vàng vẫn đẹp đẽ; Tiến trình có thế nào, kết thúc mới là điều đáng kể.
All’s Well That End’s Well, William Shakespeare, 1564-1616
Tiến quá xa cũng tệ như ngã quá sớm. Khổng Tử (551?-79 tr. CN)
Vị tướng vĩ đại người Đức Erwin Rommel có lần đã nêu sự khác biệt giữa một cuộc cờ bạc và một nguy cơ. Cả hai trường hợp đều liên quan tới một hành động với chỉ một cơ may thành công duy nhất, một cơ may được nâng cao bởi việc hành động với sự táo bạo. Sự khác biệt là với một nguy cơ, nếu bạn thua, bạn có thể phục hồi: thanh danh của bạn sẽ không gánh chịu một tổn hại kéo dài, các tiềm lực của bạn sẽ không tiêu tán hết, và bạn có thể quay lại vị trí ban đầu của mình với những tổn thất có thể chấp nhận được. Với một cuộc cờ bạc, trái lại, thất bại có thể đưa tới một sự xoay chuyển các vấn đề có khả năng đi xuống theo đường xoắn ốc khỏi khả năng kiểm soát. Với một cuộc cờ bạc có xu hướng quá nhiều biến thể để làm phức tạp thêm bức vẽ dọc theo đường đi nếu mọi sự đã bị sai lệch. Vấn đề đi xa hơn: nếu bạn chạm trán với những khó khăn trong một ván bài, việc rút ra sẽ trở nên khó khăn hơn – bạn nhận ra rằng cái giá đặt cược quá cao; bạn không đảm đương nổi việc thua cuộc. Thế là bạn cố hơn nữa để cứu vãn tình thế, nhưng thường là làm cho nó tệ hơn và chìm sâu hơn vào cái hố mà bạn không thể trèo ra. Mọi người bị hút vào cờ bạc bởi những cảm xúc của họ: họ chỉ nhìn thấy viễn cảnh lấp lánh nếu họ thắng và phớt lờ những hậu quả đáng ngại nếu họ thua. Đánh liều với nguy cơ là điều khẩn yếu; cờ bạc là liều mạng một cách điên rồ.
Cuộc xâm lược vào Afganistan là một ván bài cổ điển. Liên Xô chịu một lực hấp dẫn không thể cưỡng lại của việc chiếm hữu một nước thân cận ở khu vực. Tối mắt vì viễn cảnh đó, họ bỏ quên thực tại: phiến quân và các thế lực bên ngoài đánh cược quá cao đã cho phép Liên Xô để lại một Afganistan an toàn. Có quá nhiều biến động nằm ngoài khả năng kiểm soát của họ: những hành động của Mỹ và Pakistan, những khu vực biên giới núi non không thể phong tỏa, và còn nhiều nữa. Một quân đội chiếm đóng ở Afganistan sẽ dính vào nhiều vòng trói buộc: quân đội có mặt càng đông, nó càng bị căm ghét, và càng bị căm ghét, nó càng cần đủ lớn để tự bảo vệ bản thân, và cứ thế tiếp tục cho đến vô tận.
Thế nhưng Xô viết đã tham gia ván bài và tạo nên rối loạn. Lúc này, đã quá muộn, họ mới nhận ra giá đặt cược đã lên cao: rút khỏi cuộc chơi, chịu thua - sẽ là một đòn tàn phá vào uy tín của họ. Nó cũng có nghĩa là sự mở rộng các lợi ích của Mỹ và một cuộc nổi loạn xấu xa ở biên giới của họ. Vì lẽ ra ngay từ đầu họ không nên xâm lược, họ không có một chiến lược thoát ra hợp lý. Điều tốt nhất họ có thể làm là cắt bỏ những mất mát của mình và bỏ chạy - nhưng đó là điều dường như bất khả đối với một tay cờ bạc, vì cờ bạc được điều khiển bằng cảm xúc, và khi các cảm xúc được nổi lên, rút lui là một việc khó khăn.
Cách tệ hại nhất để kết thúc bất kỳ điều gì - một cuộc chiến, một xung đột, một mối quan hệ - là sự chậm chạp và đau đớn. Phí tổn cho một kết thúc như thế rất cao: mất lòng tự tin, sự vô thức tránh né xung đột lần sau đang chờ chực, sự cay đắng và hận thù để lại sẽ sinh sôi - tất cả là một sự lãng phí thời gian vô cùng phi lý. Trước khi tiến hành bất kì hành động nào, bạn phải tính toán với những điều kiện chính xác chiến lược thoát ra của bạn. Cuộc giao tranh chính xác sẽ kết thúc ra sao, và nó sẽ rời bỏ bạn ở nơi nào? Nếu lời đáp cho những câu hỏi này có vẻ mơ hồ và đầy những suy đoán, nếu thành công có vẻ quá cám dỗ và thất bại chỉ hơi nguy hiểm, rất có khả năng bạn sắp tham dự một ván bài. Những cảm xúc của bạn đang dẫn dắt bạn vào một tình thế có thể kết thúc bằng sự sa lầy.
TRÍCH: 33 CHIẾN LƯỢC CỦA CHIẾN TRANH - ROBERT GREENE NGUỒN: https://www.chinhnghia.com/33%20Chien%20Luoc%20Cua%20Chien%20Tranh.pdf