1954-1975 TRANG SỬ BI THƯƠNG TRONG MỘT BÀI HÁT
Năm 1953 ông Hồ Chí Minh cho giai cấp bần cố nông đấu tố giai cấp địa chủ. Thấy họ giàu là đem ra cho người đấu tố, không bằng chứng, không quá trình điều tra, không cho nạn nhân bào chữa, chỉ cần có ai lên tố thì nạn nhân bị đem ra hành quyết. Thời đó có được bao nhiêu người có học? Mà lớp có học là nòng cốt cho một quốc gia. Lớp có học toàn là con nhà địa chủ, giết họ đi là giết mất trí lực của một đất nước. Từ thời điểm đó, cuộc sống của lớp người khá về tiền bạc và có tri thức tại Việt Nam gặp ác mộng kinh hoàng. Họ sống mà nhìn đội quân thanh trừng giai cấp mà sợ run người, vì đám này rất hung tợn và ra tay man rợ, nó đi khắp nơi hang cùng ngõ hẻm lùng bắt "địa chủ" để tố và hành quyết.
May quá! 1954 hiệp định Geneva được kí kết. Hà Nội kí vào văn bản và công nhận một chính thể mới tên là VNCH được lập nên ở phía nam vĩ tuyến 17. Sự thỏa thuận được đưa ra, phía Hà Nội sẽ kéo hết quân họ đang ở phía nam về bắc vĩ tuyến 17, người ta thường gọi cuộc di chuyển này là "tập kết ra Bắc". Ngược lại, những người yêu chuộng tự do sẽ vào nam để sống dưới chính thế mới, chính thể VNCH.
Vì 1953 là nỗi khiếp vía cho những người khá giả ở miền Bắc, nên sự kiện hiệp định Geneva thành một cái phao cứu sinh cho họ. Thế là 1 triệu đồng bào miền Bắc di cư vào nam. Đa phần họ là dân khá giả và có học, và là thành phần nhận thức cao hơn mức trung bình xã hội miền bắc thời đó. Họ vào định cư chủ yếu ở Sài Gòn và Biên Hoà. Nhiều người phải chấp nhận bỏ nhà cửa, ruộng vườn, cơ nghiệp, mộ phần của ông bà lại để tháo thân vào nam trốn khỏi ác mộng mang tên CCRĐ. Cuộc tháo chạy đó đã in sâu vào nhạc Phạm Duy như là một minh chứng để lưu lại với thời gian.
"Một ngày năm bốn, cha bỏ quê xa Chốn đã chôn nhau, cắt rốn bao nhiêu đời Một ngày năm bốn, cha bỏ phương trời Một miền Bắc âm u, mưa phùn rơi Một ngày năm bốn, cha bỏ Sơn Tây Dắt díu con thơ, vô sống nơi Biên Hòa Dù là xa đó, cũng là nước nhà Và miền nắng soi vui gia đình ta"
Một chính thể được thành lập bởi giấy trắng mực đen. Nhưng cũng từ sau khi tập kết và di cư chia miền, CS miền bắc kéo vào nam gây ra cuộc chiến ròng rã 21 năm. Kết quả là từ 2 đến 4 triệu đồng bào đã chết và kết thúc bằng "thắng lợi" 30/04/1975 của CS. Thế là cuộc tháo chạy thứ 2 bắt đầu. Nếu nói cuộc tháo chạy thứ nhất 1954 của tầng lớp khá giả là cuộc tháo chạy bởi thỏa thuận, thì cuộc tháo chạy lần 2 là cuộc truy sát thực sự. Người dân nháo nhào chen nhau bỏ chạy CS một cách hoảng loạn tạo ra cảnh đau thương của một dân tộc. Nhìn hình ảnh đoàn người tháo chạy tựa như những dòng máu chảy không ngớt, máu của một dân tộc. Mỗi "thắng lợi" của CS là một vết dao cứa vào cổ dân tộc.
"Một ngày bảy lăm, con bỏ hết giang sơn Hai mươi năm tình, yêu người yêu cuộc sống Giờ nơi nước mình, niềm đau thay nỗi vui Sài-gòn đã chết rồi, phải mang tên xác người Một ngày dĩ vãng, ôi gần hay xa Đất nước hai phen chứng kiến bao chia lìa Đời của cha con, hai lần vẫy chào Chào từ giã quê hương trong hận đau"
Ngày đó, 20 năm sống xứng đáng với cuộc sống con người đã kết thúc. CS đã vào Sài Gòn nghĩa là kiếp con vật bắt đầu. Hoặc chết hoặc sống kiếp con vật suốt đời còn lại. Và đánh giá của Phạm Duy đã chính xác. Sài Gòn yêu quý đã bị xoá tên và mang lên mình tên một cái xác chết. Kể từ đó, người dân Việt bị lưu đày ngay trên đất Việt. Tất cả nhà cửa vị trí đắc địa ở Sài Gòn bị người CS 75 chiếm dụng và cho chủ nhà đi đày không hẹn ngày về mà họ gọi là "học tập cải tạo". "Đánh tư sản mại bản" và đày họ lên rừng gọi là "đi kinh tế mới". Thật sự là người đã bị lưu đày ngay trên quê hương.
1954-1975 một giai đoạn bi thương của dân tộc được in sâu vào một tác phẩm. Bài hát sẽ sống cùng với lịch sử, dù cho nay nó đang bị cấm.