BÀI HỌC SỐ 16: TẤN CÔNG VÀO NƠI DỄ TỔN THƯƠNG CỦA ĐỐI THỦ - CHIẾN LƯỢC TRỌNG TÂM
Mỗi người đều dựa vào một nguồn sức mạnh. Khi nhìn đối thủ, hãy tìm kiếm nguồn lực ấy ở bên dưới bề mặt. Đó là trọng tâm nối kết toàn bộ cơ cấu lại với nhau. Trọng tâm đó có thể là tài sản, tiếng tăm, một vị trí trọng yếu, một chiến lược tất thắng. Tấn công họ ở đó sẽ gây nên vết thương chí tử. Hãy tìm kiếm cái mà đối phương yêu thích và bảo vệ nhiều nhất - đó chính là nơi bạn phải tấn công.
Năm 210 tr.CN, một vị tướng trẻ La Mã tên là Publius Scipio Trẻ (sau đó gọi là Scipio Africanus) được cử tới miền đông bắc Tây Ban Nha với một sứ mệnh đơn giản: chống giữ con sông Ebro trước các lực lượng hùng mạnh của quân Carthage vốn đang đe dọa băng qua nó và giành quyền kiểm soát bán đảo. Đây là lần đầu tiên chàng được chỉ định làm chỉ huy, và khi xem xét con sông để sắp xếp chiến lược, chàng có một cảm xúc lẫn lộn lạ lùng.
Tám năm trước, vị chỉ huy vĩ đại người Carthage, Hannibal, đã vượt con sông này tiến quân về phía bắc. Trên đường đi, ông đã vào xứ Gaul và rồi gây bất ngờ cho người La Mã khi vượt qua dãy Alps để vào Ý. Scipio, khi ấy mới 18 tuổi, đã chiến đấu bên cạnh cha chàng, một vị tướng, trong những trận đầu tiên chống Hannibal trên đất Ý. Chàng đã tận mắt trông thấy những kỹ thuật hành binh của người Bắc Phi: Hannibal đã điều động đội quân bé nhỏ một cách tài tình, sử dụng tối đa lực lượng kỵ binh ưu việt của ông, và thông qua sự sáng tạo không ngừng đã thường xuyên gây bất ngờ cho quân La Mã và giáng cho họ nhiều thất bại nặng nề, đỉnh điểm là sự tận diệt các binh đoàn La Mã trong trận Cannae năm 216 tr.CN. Đọ trí với Hannibal, Scipio biết, là điều vô ích. Dường như khi ấy thành Rome đã tới hồi tận số rồi.
Scipio cũng nhớ tới hai sự kiện sau trận Cannae đã có một tác động vô cùng lớn lao đối với chàng. Thứ nhất, một viên tướng La Mã tên là Fabius cuối cùng đã tìm ra một chiến lược để cầm chân Hannibal ở vịnh. Duy trì các binh đoàn của mình trên những ngọn đồi, Fabius đã vận dụng chiến thuật đột kích và bỏ chạy để làm kiệt sức quân Carthage, những ngƣời chiến đấu xa nhà ở nơi hiện nay là Tunisia. Chiến dịch đó đã cầm chân đƣợc quân địch, nhưng đối với Scipio dường như quân La Mã cũng kiệt sức không kém khi chiến đấu quá lâu và vẫn phải chạm trán với địch quân ngay trước thềm nhà. Còn nữa, vì kế hoạch này không thể đưa tới một thất bại thật sự nào cho Hannibal, về cơ bản nó không hoàn thiện.
Thứ hai, một năm sau cuộc xâm lược của Hannibal, La Mã đã điều động cha của Scipio tới Tây Ban Nha để cố nhổ bật các căn cứ của quân Carthage ở đó. Carthage đã có những thuộc địa ở Tây Ban Nha từ nhiều năm trước và thu nguồn lợi từ các mỏ quặng ở đó. Nó sử dụng Tây Ban Nha như một nơi huấn luyện binh lính và một căn cứ cho cuộc chiến tranh với thành Rome. Trong suốt 6 năm cha của Scipio đã chiến đấu với quân Carthage trên bán đảo Tây Ban Nha, nhưng chiến dịch đó đã kết thúc với thất bại và cái chết của ông vào năm 211 tr.CN.
Khi nghiên cứu những báo cáo gửi tới nói về tình hình ở bên ngoài Ebro, một kế hoạch chợt nảy sinh trong đầu chàng: một chiến thuật táo bạo, chàng có thể phục thù cho cha, chứng minh tính hiệu quả của một chiến lược mà chàng nghĩ rằng vượt xa chiến lược của Fabius, và sẽ đưa tới sự sụp đổ của không chỉ Hannibal mà còn ngay cả của chính Carthage. Dọc theo bờ biển phía nam của chàng là thành phố New Carthage (nay là Cartagena), thủ phủ của người Carthage ở Tây Ban Nha. Ở đó họ tích trữ nguồn tài nguyên dồi dào, các nguồn tiếp tế quân sự và lưu giữ những con tin đã đưa về từ những bộ lạc thổ dân Tây Ban Nha như là khoản chuộc trong trường hợp có nổi dậy. Vào thời điểm này các lực lượng Carthage - đông gấp đôi quân La Mã - đang đóng rải rác khắp đất nước, cố vơ vét thêm từ các bộ lạc Tây Ban Nha, và tất cả đều cách xa New Carthage nhiều ngày đường. Những viên chỉ huy của chúng, Scipio biết, đang tranh chấp lẫn nhau về quyền lực và tiền của. Đồng thời, New Carthage chỉ có một lực lượng 1.000 quân trú đóng.
Không tuân theo mệnh lệnh đứng chân tại Ebro, Scipio tiến về nam bằng thuyền và chỉ huy một cuộc đột kích táo bạo vào New Carthage. Thành phố có tường thành bao bọc này được xem là không thể xâm nhập, nhưng chàng đã định giờ của cuộc tấn công vào lúc thủy triều xuống tại một cái phá ở rìa phía bắc thành phố; ở đó quân của chàng có thể vƣợt tường thành tương đối dễ dàng, và New Carthage bị chiếm. Chỉ với một cử động, Scipio đã tạo nên một bước xoay chuyển đầy kịch tính. Lúc này quân La Mã đã chỉ huy vị trí trung tâm ở Tây Ban Nha; họ có tiền và nguồn tiếp tế mà quân đội Carthage ở Tây Ban Nha dựa vào; và họ có những con tin của Carthage, những người mà họ có thể lợi dụng để khuấy động sự nổi loạn ở các bộ lạc bị cai trị. Trong vài năm kế tiếp, Scipio khai thác vị trí này và dần dần đưa Tây Ban Nha vào vòng kiểm soát của La Mã.
Năm 205 tr.CN., Scipio quay về La Mã như một người hùng - nhưng Hannibal vẫn còn là một mối đe dọa trong nội bộ Ý. Lúc này Scipio muốn đưa cuộc chiến tới châu Phi, bằng cách tiến quân tới Carthage. Đó là cách duy nhất để Hannibal rời khỏi Ý và cuối cùng xóa sạch mối nguy cơ của Carthage. Nhưng Fabius vẫn còn là người chỉ huy phụ trách chiến lược của thành Rome, và một số người thấy rằng quan điểm chiến đấu với Hannibal bằng cách tiến hành chiến tranh rất khác xa với quan điểm của ông ta và của thành Rome. Thế nhưng thanh thế của Scipio đã lên cao, và Thượng viện La Mã cuối cùng đã giao cho chàng một đội quân bé nhỏ, chất lượng thấp để tiến hành chiến dịch.
Không phí thời giờ vào việc tranh cãi, Scipio tiến tới kết đồng minh với Masinissa, vua của Massyles, nƣớc láng giềng của Carthage. Masinissa sẽ cung cấp cho chàng một lực lƣợng kỵ binh hùng hậu và đào tạo tốt. Thế là, vào mùa xuân năm 204 tr.CN., Scipio lên thuyền tới châu Phi và đổ bộ ở gần Utica, không xa Carthage lắm. Bất ngờ ngay từ đầu, quân Carthage đã tập hợp lại và có khả năng ghìm chặt các cánh quân của Scipio trên một bán đảo ở ngoài thị trấn. Tình thế có vẻ ảm đạm. Nếu bằng cách nào đó Scipio có thể vƣợt qua các cánh quân địch đã khóa chặt con đƣờng, chàng có thể tiến vào trung tâm của chúng và nắm quyền kiểm soát tình thế, nhƣng đó dƣờng nhƣ là một công việc bất khả thi - chàng không thể hy vọng chiến đấu để vƣợt qua hàng rào thắt chặt của kẻ thù; bị sụp bẫy tại nơi đang đứng chân, nguồn tiếp tế của chàng cuối cùng sẽ vơi cạn, buộc chàng phải đầu hàng. Scipio yêu cầu hòa đàm nhƣng chỉ sử dụng những cuộc đàm phán nhƣ một cách để lấy cắp thông tin về quân đội Carthage.
Những viên đại sứ của Scipio bảo chàng rằng kẻ thù có hai doanh trại, một cho chính quân đội của nó và một cho đồng minh chủ yếu của nó, quân Numidia, doanh trại này khá hỗn loạn, chỉ là một đám những lều trại bằng sậy. Trại của quân Carthage có trật tự hơn nhƣng cũng đƣợc xây dựng bằng cùng một chất liệu dễ cháy nhƣ thế. Trong mấy tuần kế tiếp, Scipio dƣờng nhƣ do dự không quyết đoán, trƣớc tiên phá vỡ những cuộc đàm phán, rồi lại tái lập chúng, làm ngƣời Carthage rối trí. Rồi một đêm, chàng lẻn tấn công vào doanh trại Numidia và phóng hỏa. Ngọn lửa nhanh chóng lan rộng. Binh lính Phi hoảng sợ, tản ra khắp phía. Bị đánh thức bởi sự náo loạn, quân Carthage mở cửa trại để đến cứu giúp đồng minh của họ - nhƣng trong cơn hỗn loạn, quân La Mã cũng đã lẻn đƣợc vào và phóng hỏa cả doanh trại của chính họ. Kẻ thù đã tổn thất mất phân nửa lực lƣợng trong trận đánh đêm đó, số còn lại cố tìm cách rút về Carthage và Numidia.
Đột nhiên nội địa Carthage đã mở ngõ cho quân đội của Scipio. Chàng tiến quân chiếm hết thị trấn này tới thị trấn kia, nhƣ Hannibal ở Ý khi trƣớc. Rồi chàng cho đổ bộ một cách bất ngờ nhiều cánh quân ở cảng Tunis, nằm trong phạm vi tƣờng thành của Carthage. Lúc này ngƣời Carthage trở nên hoảng loạn, và Hannibal, vị tƣớng vĩ đại của họ, ngay lập tức đƣợc triệu hồi. Năm 202 tr.CN, sau 6 năm chiến đấu ở thềm nhà của quân La Mã, Hannibal cuối cùng buộc phải rời nƣớc Ý.
Hannibal đổ bộ lực lƣợng ở miền nam Carthage và lên kế hoạch chống Scipio. Nhƣng vị tƣớng La Mã rút lui về phía tây, tới thung lũng Bagradas - vùng đất nông nghiệp trù phú nhất và cứ địa kinh tế của Carthage. Ở đó, chàng tiếp tục hoành hành, phá hủy mọi thứ trong tầm mắt. Hannibal muốn chiến đấu ở gần Carthage, nơi ông có thành lũy và các nguồn chi viện về vật chất, Nhƣng ông buộc phải truy đuổi Scipio trƣớc khi Carthage đánh mất vùng lãnh thổ giàu có nhất của nó. Nhƣng Scipio tiếp tục rút lui, không chịu đánh nhau cho tới khi chàng đã dẫn dụ Hannibal tới thị trấn Zama, nơi chàng đã thiết lập một vị trí vững chắc và buộc Hannibal phải đóng quân ở một nơi không có nƣớc. Lúc này hai quân đội cuối cùng đã chạm trán nhau. Kiệt sức bởi việc truy đuổi Scipio, quân kỵ binh đã bị hóa giải bởi lực lƣợng kỵ binh của Masinissa, quân Carthage bị đánh bại, và không có nơi trốn tránh nào đủ gần để rút lui tới, Hannibal buộc phải đầu hàng. Carthage nhanh chóng yêu cầu hòa bình, và dƣới những điều kiện khắc nghiệt của Scipio và Thƣợng viện, nó bị giảm thiểu thành một bang của La Mã. Carthage đã chấm dứt mãi mãi tƣ cách là một thế lực ở Địa Trung Hải và một mối đe dọa của thành Rome.
"Con người dựa vào cổ họng của mình để thở và để duy trì sự sống. Khi cổ họng của anh ta bị bóp nghẹt, năm cơ quan cảm giác của anh ta sẽ đánh mất sự nhạy cảm của chúng và không còn hoạt động bình thường. Anh ta sẽ không thể duỗi tứ chi ra, chúng trở nên tê cứng. Từ đó, con người khó mà sống sót. Như vậy, khi cờ phướng của quân thù đã hiện ra trong tầm mắt và tiếng trống trận của nó vang lên, trước tiên chúng ta phải xác định những vị trí ở sau lưng và và cổ họng của nó. Khi đó chúng ta có thể tấn công nó từ phía sau và bóp nghẹt cổ họng nó. Đây là một chiến lược xuất sắc để nghiền nát quân thù." Những mƣu lƣợc chiến tranh: 36 mƣu chƣớc Trung Quốc cổ đại, bản dịch của Sun Hanchen, 1991
Thông thƣờng, điều phân biệt một viên tƣớng tài ba với một viên tƣớng tầm thƣờng không phải là những chiến lƣợc hay chiến thuật mà là tầm nhìn của ông ta - ông ta chỉ đơn giản nhìn vào cùng một vấn đề từ một góc độ khác. Thoát khỏi cái thòng lọng quy ƣớc, viên tƣớng tài ba tấn công theo chiến lƣợc đúng đắn một cách rất tự nhiên.
Quân La Mã đã bị rối trí bởi thiên tài chiến lƣợc của Hannibal. Họ sợ hãi ông đến mức những chiến lƣợc duy nhất họ có thể sử dụng để chống lại ông đã bị trì hoãn và tránh né. Acipio Africanus chỉ đơn giản nhìn theo một cách khác. Ở mọi bƣớc ngoặt, chàng không chỉ nhìn vào lực lƣợng của kẻ thù hay chỉ huy của nó, mà cả cái cột trụ hỗ trợ trên đó nó tồn tại - nơi dễ tổn thƣơng trí mạng của nó. Chàng hiểu rằng sức mạnh quân đội đƣợc đặt không phải ở chính bản thân nó mà ở những nền tảng của nó, những thứ hỗ trợ nó và biến nó thành khả dĩ: tiền của, các nguồn tiếp tế, ý chí của công chúng, các nƣớc đồng minh. Chàng đã tìm ra những cột trụ đó và dần dần xô đổ chúng.
Bƣớc đầu tiên của Scipio là xem Tây Ban Nha, chứ không phải Ý, là trọng tâm của Hannibal. Trong phạm vi Tây Ban Nha, địa điểm chủ yếu là New Carthage. Chàng không đuổi theo các lực lƣợng La Mã mà đánh chiếm New Carthage và xoay ngƣợc thế trận chiến tranh. Lúc này Hannibal, bị tƣớc đi căn cứ quân sự trọng yếu và nguồn tiếp tế, đã phải dựa vào một nguồn hỗ trợ khác: chính Carthage, với tài sản và các nguồn lực của nó. Thế là Scipio đƣa cuộc chiến sang châu Phi. Bị sụp bẫy ở Utica, chàng đã tìm hiểu xem cái gì đem đến sức mạnh cho kẻ thù trong tình thế này, và thấy rằng đó không phải là bản thân các lực lƣợng quân đội mà là vị trí của họ: chỉ việc đƣa họ ra khỏi vị trí đó mà không lãng phí nhân mạng trong một trận đánh trực diện và điểm yếu của Carthage sẽ phơi bày. Bằng cách đốt cháy các doanh trại, Scipio đã đuổi đƣợc các lực lƣợng địch quân. Thế rồi thay vì tiến quân tới thành phố Carthage - một phần thƣởng lấp lánh sẽ lôi cuốn nhiều viên tƣớng nhƣ một thỏi nam châm - chàng tấn công vào cái sẽ gây tổn thƣơng nặng nề nhất cho nhà nƣớc Carthage: khu vực những nông trại trù phú vốn là nguồn tài sản của nó. Cuối cùng, thay vì đuổi theo Hannibal, chàng buộc Hannibal phải đi theo chàng tới một khu vực ở giữa đất nƣớc nơi ông ta bị tƣớc hết các nguồn chi viện và hỗ trợ. Khi đó Scipio đã hoàn toàn phá vỡ thế cân bằng của quân Carthage, thất bại của họ ở Zama là điều dứt khoát.
Sức mạnh có tính ngụy tạo. Nếu chúng ta hình dung kẻ thù nhƣ một võ sĩ quyền Anh, chúng ta có khuynh hƣớng tập trung vào quả đấm của anh ta. Nhƣng anh ta dựa vào đôi chân của mình còn hơn là dựa vào quả đấm; khi chúng yếu, anh ta mất cân bằng và không thể né tránh đối thủ, anh ta sẽ kiệt sức với những cú so găng, những cú đấm dần dần mất đi sức mạnh cho tới khi anh bị hạ đo ván. Khi nhìn vào địch thủ, đừng để bị quẫn trí vì cú đấm của họ. Vƣớng vào bất kỳ cuộc so găng nào, trong cuộc đời hay trong chiến tranh, là đỉnh cao của sự ngu xuẩn và lãng phí. Sức mạnh dựa vào sự cân bằng và sự hỗ trợ; vì thế hãy nhìn xem cái gì giữ cho kẻ thù của bạn đứng vững, và hãy ghi nhớ cái giữ anh ta đứng vững cũng chính là cái có thể xô ngã anh ta. Một cá nhân, giống nhƣ một quân đội, thƣờng có đƣợc sức mạnh từ ba hay bốn nguồn cùng lúc: tiền của, sự nổi tiếng, những kỹ năng mƣu mẹo, một lợi thế cụ thể nào đó. Hãy đốn ngã một thứ, anh ta sẽ phải dựa dẫm nhiều hơn vào những thứ kia; đốn ngã cả những thứ đó và anh ta sẽ thua cuộc. Hãy làm đôi chân của một võ sĩ quyền Anh yếu đi, anh ta sẽ loạng choạng, và khi anh ta lảo đảo, phải hạ thủ không thƣơng tiếc. Không có sức mạnh nào có thể đứng mà không có đôi chân.
"Khi cánh tên bị tháo ra khỏi mũi tên, ngay cả dù nó vẫn còn sắc nhọn, mũi tên khó mà cắm sâu." Chiến lƣợc gia triều Minh Chieh Hsuan (đầu thế kỷ 17)
Việc tập trung vào khía cạnh vật chất của mối xung đột - lực lƣợng, công cụ, trang thiết bị - là lẽ tự nhiên trong chiến tranh. Ngay cả một chiến lƣợc gia bậc thầy cũng có khuynh hƣớng nhìn trƣớc tiên vào lực lƣợng quân đội, hỏa lực, tính cơ động, các lực lƣợng dự bị của kẻ thù. Chiến tranh là một công việc có tính bản năng, cảm giác, một đấu trƣờng hiểm nguy về thể chất, và nó đòi hỏi nỗ lực lớn lao để vƣợt lên trên tầm mức này để đặt ra những câu hỏi khác: Điều gì khiến cho kẻ thù phải vận động? Cái gì đem tới cho nó động lực thúc đẩy và sức chịu đựng? Ai dẫn dắt các hành động của nó? Nguồn lực tiềm tàng của nó là gì?
Phần đông mọi ngƣời thƣờng xem chiến tranh nhƣ là một hoạt động riêng biệt không liên quan tới những lĩnh vực khác của đời sống con ngƣời. Nhƣng trong thực tế chiến tranh là một hình thức của quyền lực - Carl von Clausewitz gọi nó là "chính trị bằng những phƣơng tiện khác" - và mọi hình thức quyền lực đều có cùng những cấu trúc chủ yếu nhƣ nhau.
Điều dễ nhìn thấy nhất về quyền lực là sự biểu thị ngoại diện của nó, cái mà các chứng nhân nhìn và cảm thấy. Một lực lƣợng quân đội có tầm vóc, khí tài, những biểu lộ về kỷ luật, những chiến thuật công kích; những cá nhân có nhiều cách để biểu lộ vị thế và ảnh hƣởng của họ. Chính bản chất của quyền lực thể hiện một vẻ ngoài mạnh mẽ, có vẻ răn đe dọa dẫm, hùng mạnh và dứt khoát. Nhƣng sự biểu lộ bề ngoài này thƣờng là cƣờng điệu hóa và thậm chí có tính chất ngụy tạo, vì quyền lực không dám phơi bày ra các yếu điểm của nó. Và bên dƣới sự phô trƣơng là nguồn hỗ trợ mà quyền lực dựa vào - "trọng tâm" của nó. Cụm từ này là của Clausewitz, ngƣời đã nói thêm về nó nhƣ là "trục xoay của mọi quyền lực và chuyển động, trên đó mọi thứ dựa vào". Đây là một bộ phận [có chức năng] điều hành toàn thể, một loại thần kinh trung ƣơng.
Tấn công vào trọng tâm này, hóa giải hay hủy diệt nó, là chiến lƣợc tối thƣợng trong chiến tranh, vì không có nó toàn bộ cấu trúc sẽ sụp đổ. Kẻ thù có thể có nhiều tƣớng tài và quân đội hùng mạnh, nhƣ Hannibal và các lực lƣợng quân đội vô địch của ông ở Ý, nhƣng không có trọng tâm, các lực lƣợng đó không thể hoạt động và không có sức mạnh hay sự cố kết. Tấn công vào trọng tâm có những hiệu quả tàn phá về tâm lý, đẩy kẻ thù khỏi thế cân bằng và tạo nên một sự hoảng loạn tràn lan. Nếu những vị tƣớng bảo thủ chỉ nhìn vào khía cạnh vật chất của địch quân, tập trung vào các yếu điểm và cố khai thác chúng, chiến lƣợc gia tài ba nhìn ra phía sau và bên ngoài, tới hệ thống hỗ trợ. Trọng tâm của kẻ thù là nơi một vết thƣơng sẽ làm cho anh ta đau đớn nhất, là điểm dễ tổn thƣơng nhất của anh ta. Tấn công anh ta ở đó là cách tốt nhất để chấm dứt cuộc xung đột một cách dứt khoát và tiết kiệm.
Điều cơ bản là phân tích sức mạnh của kẻ thù để xác định trọng tâm của nó. Trong khi nhìn vào những trọng tâm đó, chủ yếu là không bị lạc lối bởi ngoại diện có tính đe dọa hay gây rối trí, không lầm lẫn giữa ngoại diện với nguồn thúc đẩy của nó. Có lẽ bạn sẽ phải đi theo nhiều bƣớc, từng bƣớc một phát hiện ra nguồn sức mạnh tối thƣợng này, lột bỏ từng lớp vỏ của nó. Hãy nhớ rằng Scipio, kẻ đã nhìn thấy trƣớc tiên rằng Hannibal dựa vào Tây Ban Nha, rồi Tây Ban Nha dựa vào Carthage, rồi Carthage lại dựa vào sự thịnh vƣợng vật chất của nó, mà bản thân sự thịnh vƣợng lại có những nguồn tiềm lực cụ thể. Hãy tấn công vào sự thịnh vƣợng của Carthage, nhƣ cuối cùng Scipio đã làm, và toàn bộ mọi thứ sẽ sụp đổ rã rời.
Để tìm ra trọng tâm của một nhóm, bạn phải thấu hiểu cấu trúc của nó và nền văn hóa mà bên trong đó nó vận hành. Nếu kẻ thù của bạn là những cá nhân, bạn phải thăm dò tâm lý của họ, tìm hiểu trọng tâm của họ, cơ cấu tƣ duy và các ƣu tiên hàng đầu của họ.
Trong việc vạch ra một chiến lƣợc để đánh bại Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam, Tƣớng Võ Nguyên Giáp đã xác định rằng trọng tâm thật sự trong chế độ dân chủ của Mỹ là sự ủng hộ về mặt chính trị của các công dân. Nhờ có sự ủng hộ đó - loại ủng hộ mà giới quân sự đã từng có trong Thế chiến II - đất nƣớc này có thể tiến hành một cuộc chiến với hiệu quả tối cao. Tuy nhiên, không có sự ủng hộ đó, tác động sẽ vô cùng ảm đạm. Thông qua cuộc Tổng tấn công năm Mậu Thân (1968), Tƣớng Giáp đã có thể làm suy yếu sự ủng hộ của công chúng Mỹ đối với cuộc chiến. Ông đã thấu hiểu đƣợc nền văn hóa Mỹ và điều này cho phép ông nhắm tới một mục tiêu đúng đắn.
Càng tập trung hóa kẻ thù, đòn tấn công vào lãnh tụ hoặc chính thể của nó càng có tính tàn phá cao hơn. Hernán Cortés có thể chinh phục Mexico với một nhúm binh sĩ bằng cách bắt giữ Moctezuma, vua của ngƣời Aztec. Moctezuma là cái trục để mọi thứ xoay quanh; không có ông ta, nền văn hóa Aztec nhanh chóng sụp đổ. Khi Napoleon xâm lƣợc Nga năm 1812, ông đoán rằng bằng cách chiếm thủ đô Moscow, ông có thể buộc ngƣời Nga phải đầu hàng. Nhƣng trọng tâm thật sự trong quốc gia độc tài này là Sa hoàng, ngƣời đã quyết tâm tiếp tục cuộc chiến. Việc Moscow bị mất chỉ nung nấu thêm sự phản kháng của ông ta.
Một kẻ thù tản quyền hơn sẽ có nhiều trọng tâm cách biệt nhau. Yếu tố cơ bản ở đây là phá rối tổ chức của chúng bằng cách cắt đứt sự liên lạc giữa chúng. Đó là điều mà Tƣớng Douglas MacArthur đã làm trong chiến dịch lẫy lừng của ông ở Thái Bình Dƣơng trong Thế chiến II: ông bỏ qua một số đảo mà chỉ chiếm lấy những đảo chủ chốt, khiến quân Nhật phải dàn quân trên một khu vực rộng lớn và khiến họ không thể liên lạc với nhau. Việc cắt đứt các tuyến thông tin liên lạc của kẻ thù luôn là một sự khôn ngoan chiến lƣợc; nếu các bộ phận không thể liên lạc với tổng thể, sự hỗn loạn sẽ phát sinh.
Trọng tâm của kẻ thù có thể là một thứ trừu tƣợng, chẳng hạn một phẩm chất, khái niệm, hay thái độ mà trên đó anh ta dựa vào: thanh danh, khả năng lừa lọc, khả năng hành động khó dự đoán của anh ta. Nhƣng những sức mạnh này sẽ trở nên những điểm dễ tổn thƣơng trọng yếu nếu bạn có thể làm cho chúng không còn hấp dẫn hoặc không thể sử dụng. Trong khi đánh nhau với ngƣời Scythian ở nơi hiện nay là Iran, một bộ lạc mà không ai có thể tìm ra cách đánh bại, Alexander Đại đế nhìn thấy trọng tâm là sự cơ động hoàn hảo trên lƣng ngựa và phong cách chiến đấu linh hoạt đến gần nhƣ hỗn loạn của họ. Ông chỉ đơn giản bày mƣu để hóa giải nguồn sức mạnh này bằng cách dẫn dụ họ tới một vùng đất bị bao bọc khép kín mà trong đó họ không thể sử dụng kỵ binh và các chiến thuật tán loạn của mình. Ông đánh bại họ một cách dễ dàng.
Để tìm ra trọng tâm của kẻ thù, bạn phải xóa sạch khuynh hƣớng tƣ duy theo những điều kiện có tính quy ƣớc của mình, hoặc sự giả đoán rằng trọng tâm của đối phƣơng cũng giống nhƣ của mình. Khi Salvador Dali đến Mỹ vào năm 1940, dự định sẽ chinh phục đất nƣớc này với tƣ cách một họa sĩ và tạo dựng cơ đồ, ông đã làm một bài toán thông minh. Trong thế giới nghệ thuật châu Âu, một họa sĩ phải chiến thắng những nhà phê bình và tạo dựng nên một tên tuổi "nghiêm túc". Tuy nhiên, ở Mỹ, kiểu danh tiếng đó sẽ đẩy một họa sĩ vào một cái vòng nhỏ nhoi giới hạn. Trọng tâm thật sự là giới truyền thông Mỹ. Bằng cách tranh thủ các tờ báo, ông tìm đƣợc lối thâm nhập vào công chúng Mỹ, và công chúng Mỹ đã biến ông thành một ngôi sao.
Trong cuộc chiến giữa phe Cộng sản và phe Quốc dân để giành quyền kiểm soát Trung Quốc vào cuối thập niên 1920 và đầu thập niên 1930, phần lớn những ngƣời Cộng sản tập trung vào việc chiếm những thành phố, nhƣ ngƣời Bônsêvích đã làm ở Nga. Nhƣng Mao Trạch Đông, một ngƣời ngoài cuộc trong Đảng Cộng sản Trung Quốc giáo điều, đã có khả năng nhìn Trung Quốc với một con mắt rõ ràng và xem trọng tâm của Trung Quốc là lực lƣợng nông dân đông đảo của nó. Lôi kéo đƣợc họ về phía mình, ông tin tƣởng, cuộc cách mạng không thể nào thất bại. Nhận thức duy nhất đó đã đƣợc chứng tỏ là yếu tố cơ bản cho sự thành công của phe Cộng sản. Đó chính là khả năng xác định trọng tâm.
Chúng ta thƣờng che dấu các nguồn sức mạnh của mình khỏi tầm mắt, cái mà phần lớn mọi ngƣời xem là trọng tâm chỉ là lớp vỏ ngoài. Nhƣng đôi khi một kẻ thù sẽ tiết lộ trọng tâm của anh ta thông qua cái mà anh ta bảo vệ nồng nhiệt nhất. Trong việc đƣa cuộc Nội chiến vào Georgia, Tƣớng William Tecumseh Sherman đã phát hiện ra rằng miền Nam đặc biệt lo lắng bảo vệ Altanta và các khu vực xung quanh nó. Đó là trọng tâm công nghiệp của miền Nam. Nhƣ Sherman, hãy tấn công cái mà kẻ thù trân quý nhất, hoặc đe dọa nó để khiến cho kẻ thù phải lệch hƣớng để tự vệ.
Trong bất kỳ nhóm nào, quyền lực và tầm ảnh hƣởng tự nhiên sẽ rơi một nhóm ngƣời ở sau hậu trƣờng. Loại ngƣời đó hoạt động tốt nhất khi nó không lộ ra dƣới ánh sáng ban ngày. Khi bạn đã phát hiện ra nhóm giật dây này, hãy đánh bại nó. Với tƣ cách một tổng thống trong Cuộc suy thoái, Franklin Roosevelt đối mặt với những nan đề từ nhiều phía đến mức ông khó mà biết phải tập trung nguồn năng lƣợng vào đâu. Cuối cùng, ông quyết định rằng yếu tố cơ bản để ban hành những cải cách của ông là chiến thắng Quốc hội. Khi đó trong phạm vi Quốc hội có những ngƣời cầm đầu cụ thể nắm giữ quyền lực thật sự. Ông tập trung vào việc tranh thủ và lôi kéo những kẻ cầm đầu này với sức hấp dẫn lớn lao của mình. Đó là một trong những bí mật của thành công của ông.
Cái cuối cùng dẫn dắt một nhóm là trung tâm điều hành và kiểm soát, bộ não vận hành xử lí thông tin và đƣa ra những quyết định cơ bản. Cắt đứt chức năng của bộ não này sẽ gây nên sự trục trặc xuyên suốt lực lƣợng của kẻ thù. Ngay trƣớc mỗi trận đánh, Alexander Đại đế thƣờng nghiên cứu kỹ tổ chức của kẻ thù, xác định thật chính xác vị trí của cơ cấu mệnh lệnh, rồi hoặc là tấn công hoặc là cô lập nó, khiến cho bộ não không thể liên lạc với thân thể.
Ngay cả trong một môn thể thao có tính thể chất nhƣ quyền Anh, Muhammad Ali, khi vạch ra chiến lƣợc để đánh bại kẻ thù không đội trời chung Joe Frazier, cũng đã nhắm vào tâm trí của Joe, trọng tâm tối thƣợng của bất kỳ cá nhân nào. Trƣớc mỗi trận đấu, Ali thƣờng phân tích sâu Frazier, chọc tức ông ta bằng cách gọi ông ta là Chú Tom, một công cụ của giới truyền thông của ngƣời da trắng. Ông tiếp tục chửi bới không thƣơng xót Frazier ngay trong trận đấu, trên võ đài. Frazier bị Ali ám ảnh, không thể nghĩ tới Ali mà Frazier không bừng bừng nổi giận. Việc kiểm soát tâm trí của Frazier là yếu tố chủ chốt để kiểm soát thân thể ông ta.
Trong bất kỳ tƣơng tác nào với mọi ngƣời, bạn phải rèn luyện bản thân để tập trung vào sức mạnh, nguồn của quyền năng của họ và bất kỳ thứ gì đem lại cho họ sự hỗ trợ cơ bản nhất. Kiến thức này sẽ cung cấp cho bạn nhiều khả năng chọn lựa về chiến lƣợc, nhiều góc độ để làm xuất phát điểm tấn công, làm xói mòn sức mạnh của họ một cách tinh vi hay thô thiển hơn là tấn công bằng cách đối đầu. Bạn không thể tạo nên cảm giác sợ hãi nào ở kẻ thù lớn hơn là việc họ không thể sử dụng sức mạnh của mình.
"Nguyên tắc đầu tiên là: chất liệu tối thượng của sức mạnh kẻ thù phải được truy tìm cho tới những nguồn tiềm lực tối thiểu, và nếu nó chỉ có một thì đó là điều lý tưởng. Sự tấn công vào những nguồn tiềm lực này phải được nén lại thành những hành động tối thiểu...Bằng cách thường xuyên tìm kiếm trọng tâm sức mạnh của kẻ thù, bằng cách thách thức tất cả để chiến thắng tất cả, người ta sẽ thật sự đánh bại kẻ thù."
Carl von Clausewitz, Về chiến tranh (1780-1831)
Bức tƣờng. Đối thủ của bạn đứng sau một bức tƣờng, nó bảo vệ họ khỏi những ngƣời lạ và những kẻ không mời mà đến. Đừng húc đầu bạn vào tƣờng hoặc tìm cách bao vây nó; hãy tìm những cây cột và sự hỗ trợ làm cho nó đứng vững và tạo cho nó sức mạnh. Đào bên dƣới bức tƣờng, phá hoại những nền móng của nó cho tới khi nó tự sụp xuống.
Mọi sinh vật đều có một trọng tâm. Ngay cả một nhóm có tính tản quyền nhất cũng phải liên lạc và dựa vào một hệ thống, và hệ thống đó dễ bị tổn thƣơng khi có sự tấn công. Không có trƣờng hợp hoán vị nào cho nguyên tắc này.
TRÍCH: 33 CHIẾN LƯỢC CỦA CHIẾN TRANH - ROBERT GREENE NGUỒN: https://www.chinhnghia.com/33%20Chien%20Luoc%20Cua%20Chien%20Tranh.pdf