Thế Hệ Gánh Vác Đất Nước Này Đã Bị Đánh Cắp Linh Hồn
Thế hệ chúng tôi , 7x và 8 x , đã bị đánh cắp. Tại sao tôi nói điều này ? Nhiều và rất nhiều người nói rằng ngày xưa quá khổ, được như bây giờ là sướng lắm rôi, còn kêu ca gì nữa. Vâng, với cái ăn, cái mặc thì có đỡ hơn nhưng chúng ta mất mác và bị đánh đổi quá nhiều thứ. Có quá nhiều chuyện để nói trong xã hội hôm nay nhưng tôi chỉ xin đi vào những chuyện lặt vặt như sau.
Hình như tâm hồn con người ngày nay khô cằn và chai lỳ đi, mất khả năng cảm thụ, cảm nhận trước cái đẹp, mất khả năng đau cái đau của tha nhân, mất khả năng phản kháng trước bất công, cường quyền... Tôi cho rằng tất cả đều do nền giáo dục XHCN.
Thời chúng tôi, 7x, ai cũng nghèo, cuộc sống cơ cực nên được đi học là rất may mắn. Lớp học cứ rơi rụng dần. Vào cấp một thì mỗi thôn mỗi lớp với hàng trăm bạn nhưng đến khi lên lớp 9 cả xã còn lại hai mươi mấy người. Thời đó ai đậu được đại học là tin cả xã cả tổng đều biết. Những người bị thất học đó họ đã đi đâu, làm gì.
Đại đa số là đi học một nghề nào đó rồi tha phương vào Nam, lên Tây nguyên hay ngược ra các tỉnh bắc miền Trung để hành nghề, buôn bán vặt... Số còn lại ít ỏi may mắn được đi học đại học thì sao ? Cũng chả may mắn gì, vì sao tôi sẽ nói sau.
Nói thật, thời học sinh sinh viên tôi học không tệ tất cả các môn. Tôi chưa bao giờ bị các thầy cô gọi lên bảng kiểm tra bài củ hay trả bài, ơn trời là tôi rất ghét kiểu học thuộc lòng. Điểm miệng và 15 phút bao giờ cũng là điểm phát biểu và xung phong lên bảng giải bài tập. Thời sv còn có biệt danh là giáo sư bởi cái tính hay thắc mắc và giơ tay xin chất vấn lại giảng viên. Các môn thuộc nhóm kinh tế chính trị Mác Lê bao giờ cũng điểm cao trừ Lịch sử Đảng không qua nỗi con 5, phải thi lại, học lại 5 lần 7 lược. Bởi tôi rất ghét học thuộc lòng và lúc đó, nói như bây giờ là tôi đã bắt đầu manh nha suy thoái đạo đức và chuyển hoá tư tưởng. Bạn bè thời học sinh sv có trong FL có thể làm chứng những gì tôi vừa nói.:((
Quay lại chuyện trên, tại sao tôi nói cũng chả may mắn gì ? Để vào được Đh, bọn chúng tôi phải cày ngày cày đêm, phải vào lò luyện với mấy trăm bộ đề sơ cứng, đánh đố...
Cũng xin nói thêm, câu dân gian thời đó " Nhất Y......chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm ". Thế hệ sv SP 7x,8x , thế hệ chín muồi sung sức nhất đang ngày ngày đứng trên bục giảng hôm nay lại có đầu vào như vậy đấy. Đó là chưa nói đến một bộ phận không hề nhỏ của 9+3, 12+3, đặc cách, chuyên tu,hoàn chỉnh, tại chức, liên thông, từ xa, chuẩn hoá...và cả bằng chạy, bằng mua nữa thì thử hỏi làm sao nền giáo dục lại không....!!! Giáo dục như ngày nay ngoài yếu tố con người ra thì nguyên nhân đầu tiên và quyết định thuộc về chế độ này, nhà cầm quyền này chứ không phải ai khác. Tôi xin lỗi những ai có trong FL của tôi hiện đang là giáo viên, tôi không dám nói là tất cả nhưng những gì tôi vừa nói là một thực tế đã và đang diễn ra hiện hữu.
Vào được Đh rồi thì sao? Chúng tôi được học gì, đào tạo gì ? Học chay, giảng chay, những món ăn được bày sẵn, thích hay không cũng phải nuốt và cũng bắt đầu một cuộc chạy marathon. Cuối cùng chúng tôi vào đời thầy không ra thầy và thợ cũng chả ra thợ.
Chúng tôi tỏa đi mọi nẽo đường mà không được mấy người làm đúng chuyên ngành mình học. Chổ ngon hay dở, ghế cao hay thấp...không phụ thuộc vào tài năng, phẫm hạnh, cạnh tranh công bằng mà phụ thuộc vào con ai, cháu ai, phụ thuộc vào khả năng và trường kỳ chạy, phụ thuộc vào độ trơ lỳ, thỏa hiệp, cúi đầu, xu nịnh...
Những ai không chịu đứng vào guồng quay đó thì 3 chìm 7 nỗi...và bị mọi người mắng cho là tốn cơm ăn học. Một thế hệ cán bộ công chức, các chuyên gia ở tất cả các ngành nghề....có vốn liếng mang theo và khởi điểm vào nghề như vậy thì làm sao mà tâm và tầm đáp ứng được yêu cầu của thời cuộc, nhân sinh.
Bên cạnh đó cũng có một bộ phận cũng không hề nhỏ cũng chả được đào tạo, học hành gì, bằng giả bằng thật, học giả học thật...nhưng lại " Ghế trên ngồi tót sổ sàng". Tất cả cũng do cơ chế của chế độ này mà ra.
Trớ trêu là số người rơi rụng nữa chừng xuân thế hệ chúng tôi đại đa số là khá giả về kinh tế. Cho nên có một thời người ta nói rằng học hành chi cho nhiều, tốn cơm tốn của vô ích, xem con nọ thằng kia có học hành gì đâu mà nó giàu có....
Cũng một thời ai đi xa về hay lâu ngày gặp lại, câu đầu tiên người ta hỏi là mua đất, mua nhà chưa ? Người có học nếu là cán bộ giàu lên bởi tham ô, ăn của hối lộ, đút lót, tham nhũng..Nếu không là cán bộ thì đa phần là sân trước, sân sau, tay trong tay ngoài, lợi ích nhóm...của đám cán bộ biến chất.
Kẻ ít học giàu lên nhanh cũng dính đến đám cán bộ thoái hoá biến chất, đó là chịu chung chi, thỏa hiệp sống chung với bầy sói hay làm ăn buôn bán gian lận, thiếu tâm....Tất nhiên là cũng có người giàu lên bằng tài năng, bằng công sức, mồ hôi nước mắt, kinh doanh làm ăn có tâm và tầm nhưng số này không nhiều.
Tóm lại, thế hệ chúng tôi, từ 30 cho đến 50, đang là thế hệ gánh vác đất nước này đã bị đánh cắp linh hồn. Thế hệ chúng tôi đang đi trong mộng mị. Hay một ai đó đã nói, thế hệ chúng tôi xem như vứt đi rồi. Buồn không cho thế hệ chúng tôi, cho đất nước hôm nay và mai sau./.