TÍNH DỄ DÃI CỦA NGƯỜI VIỆT
Dân Việt Nam rất dễ dãi. Người ta bóp cổ cho nghẹt thở sắp chầu trời, thế nhưng khi người ta nới tay ra cho hít vài giọt không khí là nhìn kẻ kẻ sát nhân thành ân nhân cứu mạng. Vì tầm nhìn bị che, cả một dân tộc bị chôn vùi trong sự thỏa mãn thấp kém của mình. Với một dân tộc, đó là mối nguy, nhưng với kẻ thống trị độc tài, vấn đề đó là sống còn của nó, còn hơn cả sự tồn vong của dân tộc.
Cũng là con người sống trong một nước, có kẻ thà bán nước cầu vinh, nhưng cũng có kẻ thà chết không chịu thỏa hiệp với kẻ bán nước. Đặc biệt, kẻ bán nước tất sẽ che đậy. Người dân Việt đã bị tẩy não nên bị búa liềm dẫn đi hết cuộc chiến tranh này đến cuộc chiến tranh khác. Kết thúc chiến tranh tương tàn đến những cuộc chiến khác, nhân dân chìm trong đói khổ. Năm 1986 sau khi đưa dân đến cận kề nạn đói Ất Dậu 1945 thì bí thế, bắt chước mô hình Trung Cộng sửa sai nửa vời mà mồm thì hô hào "đổi mới". Nhiều người khi đó còn mơ hồ giữa đổi mới và sửa sai nên cũng tung hô Nguyễn Văn Linh. Mãi đến thời internet đã phổ cập thì người ta mới giải ảo dần nhân vật này. Nhân dân đến nay cũng vậy, anh hùng và tội đồ cứ lộn cào cào cả lên. Đến nỗi, ai dám nói thẳng về nhân vật được tô vẽ là đại anh hùng thế kỷ thì bị rất nhiều búa rìu dư luận tấn công, dù rằng thế kỷ 20 là một thế kỷ đau thương mà sang đến thế kỷ 21 chưa thoát ra.
Một thể chế chính trị độc tài làm nền, nó không đủ khả năng vận hành một nền kinh tế tự do đúng nghĩa. Nền kinh tế tự do là nền kinh tế hạn chế sự can thiệp quyền lực nhà nước một cách tối đa. Nhà nước chỉ can thiệp khi khủng hoảng, khi cơn khủng hoảng được vãn hồi, nhà nước hãy trả lại sự vận hành vốn có của nó. Chính trị độc tài CS không đủ khả năng. Nó không đủ khả năng vì vốn dĩ mấy bộ óc Marx Lênin dốt đặc về kinh tế mà trong tự cơ cấu bộ máy nhà nước của nó phá nát nền kinh tế thị trường. Chỉ cần 1 yếu tố tham nhũng thôi, thì nó đã làm thị trường cạnh tranh bị méo mó rồi, đấy là chưa nói tới kinh tế nhà nước vốn sinh ra là để phá nát quy luật cạnh tranh.
Khi công ty của anh doanh thu 2 tỷ/năm, công ty chỉ cần 1 giám đốc và 1 kế toán là đủ vận hành. Khi công ty anh có doanh thu 100 tỷ/năm anh phải cải tổ việc tổ chức công ty có ban bệ hẳn hoi. Rồi doanh thu ngàn tỷ, vạn tỷ/năm anh phải cải tổ bộ máy quản lý cho tương xứng. Sẽ không thể đem bộ máy điều hành thô sơ 1giám đốc + 1 kế toán mà xoay sở dòng tiền ngàn tỷ được. Quy mô nào thì tổ chức đó, thế thôi. Vậy mà nay quy mô nền kinh tế lớn hơn nhiều lần, đất nước lún sâu vào khủng hoảng, dân vẫn không biết đòi thay đổi thể chế.
Bộ máy chính trị CS được sinh ra chỉ là để cấm đoán, để gây chiến tranh nồi da xáo thịt, là để tổ chức những cuộc tù đày, là để làm cho dân đói nghèo hơn. Nó là một tổ chức được sinh ra để cai trị, không phải được sinh ra để quản trị. Mà muốn đất nước phát triển thì bộ máy nhà nước phải biết quản trị. Để quản trị, ĐCS không thể, nên con đường lụi tàn cho đất nước là tất yếu.
Năm 1986 dân sắp chết, buộc ĐCS phải bỏ mô hình kinh tế cũ của nó và mót mô hình của Trung Cộng gá vào. Mô hình này làm khởi sắc một nền kinh tế hạt tiêu. Nhưng khi nền kinh vượt trăm tỷ, muốn phát triển nữa phải cải tổ chính trị. Nhưng đến nay, nền kinh tế cán đích 200 tỷ USD mà ĐCS vẫn ù lì chưa cải tổ. Với hệ thống chính trị như thế này, cá nhân nào cũng đưa Việt Nam vào khủng hoảng. Có khác, nếu Phan Văn Khải làm thì nợ công ít hơn một chút mà thôi, Việt Nam vẫn khủng hoảng. Vấn đề của Việt Nam là thể chế, không phải vấn đề con người. Thế mà không biết sao người ta ca ngợi ông Phan Văn Khải dữ quá. Dân mình dễ thoả mãn, khó có động lực phát triển.
Dân Việt Nam sống trường kỳ trong cái thiếu thốn cực khổ, cộng với thiếu tầm nhìn vì bị nhồi sọ nên hài lòng với những gì đang có. Đối với nhiều người, thể chế quan trọng như thế nào họ không hình dung. Chính cái đó đưa đến cuộc sống dễ dàng chấp nhận nên mới là một dân tộc yếu. Lúc bị CS bóp cổ phải ăn bo bo thấy chịu đựng được, nay "đổi mới" 32 năm được ăn cơm cá tẩm hóa chất Tàu thì mừng rơn mà không cần đòi hỏi gì nữa. Tháp nhu cầu của dân Việt vô cùng thấp, không khai dân trí được thì họ mãi là tộc người sống cam chịu và từ bỏ phát triển.