top of page

LÃNH ĐẠO CS, HÌNH ẢNH BỘ MẶT QUỐC GIA NHEM NHUỐC


Tôi nhớ trong thời đi học, có một người thầy mà khi bước vào lớp, thầy không cần lật giáo án. Cứ như kiến thức tự trong đầu nó tuôn ra. Đặc biệt, thầy biết dẫn dắt học sinh đi từ vấn đề dễ đến vấn đề khó làm học sinh hiểu bài một cách nhẹ nhàng. Đấy là mẫu con người có kiến thức, không những kiến thức môn thầy phụ trách mà còn kiến thức về mặt sư phạm, tức là cách thức thầy sắp xếp vấn đề để làm sao đưa kiến thức vào đầu học trò thật ngọt ngào. Lớn lên tôi mới nhìn ra tính khoa học trong bài giảng, còn thời đi học, chỉ biết thầy là người giảng bài dễ hiểu nhất mà thôi.

Một nhà hùng biện theo tôi cũng thế thôi. Thứ nhất, kiến thức phải phong phú. Thứ nhì, sắp xếp những chuỗi kiến thức trong trình bày để đưa người nghe đến trạng thái bị thuyết phục hoàn toàn. Thứ 3, kiến thức dự phòng cũng rất phong phú, đủ để trả lời chất vấn cho mọi tình huống phản biện. Con người đạt được khả năng như thế, không thể dùng người khác chấp bút cho được. Chỉ có tự mình lựa chọn nội dung cho cuộc nói chuyện là thuyết phục hơn hết. Những người loại này không nhiều, đa phần chính trị gia tại các nước dân chủ là loại người như vậy.

Những nhà hùng biện thường đọc nhiều để tích lũy kiến thức, chính nó làm cho họ tự tin khi diễn thuyết. Khi họ nói, chỉ cần cầm mic là mọi kiến thức từ trong đầu chạy ra cửa miệng một cách có thứ tự, đầy tính chặc chẽ và logic. Ở các nước tự do, tài hùng biện của chính trị gia được khẳng định qua tranh luận bầu cử. Chính vì vậy, các tổng thống Mỹ chỉ cần mic trên tay là có cuộc nói chuyện đầy quyến rũ trước công chúng. Trong những cuộc nói chuyện quan trọng, sợ thiếu sót, họ thường chỉ liệt kê các vấn đề lớn cần phải trao đổi trên mẩu giấy nhỏ, còn chi tiết là tự tài hùng biện của họ ứng phó. Người có tài hùng biện không ai cầm tờ giấy rồi cắm đầu đọc.

Nhìn hình ảnh mấy lãnh đạo CS, lúc nào cũng cầm tờ giấy chi chít chữ rồi dán mắt vào đó đọc từng chữ mà thấy buồn cười. Buồn cười vì chuyện đó giao cho con nít tiểu học làm cũng được cần chi phải lãnh đạo cao cấp? Khác chăng, là lãnh đạo CS cắm đầu đọc hết vài câu rồi chốc chốc lại ngước mặt lên nhìn xuống đám đông cho ra vẻ bề thế của một phong thái "lãnh đạo". Tự trong bản chất, điều ấy cũng như kẻ tập đọc trước đám đông mà thôi.

Việc làm đó của các lãnh đạo CS như là một sự tố cáo, rằng những con người ngồi ngôi cao nhưng đầu rỗng tuếch. Rỗng đến nỗi không kiểm nổi chất lượng một bài phát biểu do thư kí soạn sẵn. Theo lý mà nói, thư ký thì làm sao có cái đầu bằng lãnh đạo? Vậy mà tờ giấy thư kí soạn đưa cho là cứ đọc một cách ngây thơ để làm trò cười cho thiên hạ. Trước đây ông Dũng cũng vậy, và nay ông Phúc cũng thế. Ông Dũng thì sang Pháp lóng nga lóng ngóng để đài truyền hình Canal+ đưa hình ảnh thủ tướng Việt Nam lên truyền hình diễu cợt.

Nay ông thủ Phúc thì cũng vậy, ông ta tựa anh clown hơn là chính khách. Câu chuyện hài của ông này nhiều vô số kể. Trong nước thì đến tỉnh nào cũng gọi tỉnh đó là "đầu tàu" cuối cùng Việt Nam thành con mãng xà 64 đầu, chẳng biết đi hướng nào. Rồi cũng chính ông ta phát biểu, ngành nào cũng là "ngành mũi nhọn", cuối cùng nền kinh tế Việt Nam mũi nhọn tua tủa như con nhím, chẳng biết mũi nhọn nào là mũi nhọn chính cả. Rồi mới đây, qua New Zealand ở ta cầm tờ giấy đọc mà làm ai cũng cười, họ cười vì thông số mà ở ta đọc mang đậm chất tuyên giáo, nhưng lại đọc giữa xứ tự do. Không có cái dốt nào nó hiện rõ bằng đem cái dốt của tuyên giáo CS đặt giữa xứ tự do. Nó nổi vô cùng vì tính tương phản quá đậm nét.

Thực sự, nhìn thấy chất yếu kém trí tuệ của lãnh đạo CS mà ngao ngán. Không có gì bôi đen bộ mặt quốc gia nhanh như mấy chả.

Featured Posts
Recent Posts
Search By Tags
Follow Us
  • Facebook Classic
  • Twitter Classic
  • Google Classic
bottom of page