top of page

HẾT ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN


Nhìn vào cách điều hành kinh tế của chính phủ ổn hay không, chúng ta cần phải nhìn vào dấu hiệu nào? Không cần phải tìm hiểu những chính sách khác, chỉ cần nhìn vào 2 chính sách và sự trong sạch của bộ máy chính quyền thì có thể đánh giá toàn diện khả năng điều hành kinh tế của chính phủ. 2 chính sách đó là những chính sách nào? Thứ nhất là chính sách tiền tệ, thứ nhì là chính sách thuế.

Trên thế giới, các quốc gia chọn dollar để dự trữ là do tính ổn định của nó. Đã bao nhiêu lần trải qua khủng hoảng, nhưng đồng dollar vẫn là đồng tiền ổn định. Đấy là thương hiệu. Mục tiêu của Cục Dự trữ Liên bang (FED) chỉ gói gọn trong vài từ "Việc làm tối đa, giá cả ổn định, và lãi suất dài hạn vừa phải", nhưng nó cực kỳ quan trọng. Nói vài từ đơn giản nhưng thực hiện không dễ. Nó là nền tảng để giữ cho con tàu kinh tế Mỹ cứ tiến tới một cách ổn định. Trong khi đó chính sách thuế thuộc quyền điều hành chính phủ. Cả FED và chính phủ phối hợp điều chỉnh 2 chính sách này đã đưa con tàu Mỹ tiến.

Nếu ví chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương được ví như sự ổn định của con tàu, thì chính sách thuế của Chính phủ ví như những chương trình chuẩn bị trên một con tàu du lịch hạng sang, còn chính quyền tham nhũng như là bọn cướp biển. Để cho hành khách vừa an toàn vừa hài lòng thì biển không có cướp, trời không giông bão, và chương trình giải trí phải mới lạ và hấp dẫn cộng thêm chương trình huấn luyện hành khách dùng phao cứu sinh phải bài bản.

Cả 3 tiêu chuẩn để một đất nước phát triển ở Việt Nam đều không thoả. Tham nhũng đã cướp công sức của doanh nghiệp nên khiến họ co vòi, vì lợi nhuận bị xén mất một phần do hối lộ đút lót. Chính sách tiền tệ kém để tiền trượt giá làm doanh nghiệp nghèo đi, điều đó có nghĩa là nhà nước ngắt bớt lợi nhuận doanh nghiệp. Chính sách thuế phi lí kéo theo doanh nghiệp gánh thuế quá nặng nên lợi nhuận bị xén tiếp. Khó có doanh nghiệp nào làm ăn chân chính mà có thể trụ vững trước 3 đợt xén như vậy. Cho nên, ở Việt Nam, doanh nghiệp chân chính giỏi lắm là lớn lên tầm trung bình và lúc nào cũng gắng gượng để tồn tại. Doanh nghiệp chân chính khó lớn mạnh nhưng rất dễ phá sản. Còn những doanh nghiệp lớn hiện nay của Việt Nam hầu hết là những doanh nghiệp bám chính trị, họ làm thế để làm chính sách riêng cho mình rồi ăn chia và giàu nhanh. Họ giàu trong tình trạng dân nghèo và nợ công cứ phình to.

Như vậy con tàu Việt Nam có phải đang gặp giông bão không? Đã vậy còn bị cướp biển hoành hành. Như thế chưa hết hoạ, trên tàu thì chả có chương trình gì cả, kể cả việc chuẩn bị phao cứu sinh cũng không. Trong Tiếng Anh người ta gọi đó là triple disaster. Thế đấy! Đường phát triển cho Việt Nam bị bịt kín như thế.

Featured Posts
Recent Posts
Search By Tags
Follow Us
  • Facebook Classic
  • Twitter Classic
  • Google Classic
bottom of page