top of page

Nhìn lại


Bất cứ ai có chú ý qua loa đến các điều khoản của hiệp định đình chiến Paris năm 1973, kể cả người Mỹ đã thương lượng nó dưới sức ép đòi rút quân và đưa tù binh Mỹ về nước, Henry Kissinger hẳn là có thể thấy rõ cái thế bất lợi mà chúng ta đã buộc người Nam Việt Nam phải chịu. Khi tôi nói rõ ràng tôi đã thật sự hoang mang với hiệp định đó cả trong quá trình thương thuyết cũng như sau khi hiệp định đã ký kết, tôi chẳng hề muốn khoe khoang là mình đặc biệt sáng suốt.

Mùa thu năm 1972, trong khi cuộc thương lượng về ngưng bắn đang được tiến hành, tôi đã chuấn bị một bài theo yêu cầu của các chủ bút New York Times, trong đó tôi có bàn tới các khả năng về một giải pháp ở Nam Việt Nam. Sau khi trao đổi ý kiến với văn phòng Henry Kissinger vì sợ rằng những nhận xét của tôi sẽ gây ra vấn đề gì ở Paris, tôi đã giữ lại không đăng bài báo đó; nhưng vì giải pháp cuối cùng ở Nam Việt Nam đã có, tôi thấy một số những điều nhận xét của tôi là đáng chú ý.Tôi viết: “Theo ý kiến tôi, một nền hòa bình sớm sủa ở Đông Dương là một ảo tưởng. Và tôi cũng cho rằng một cuộc đình chiến có khả năng giữ được không phải là một triển vọng thực tế...”. Tôi nêu rõ ràng không có gì đáng là ngạc nhiên, Bắc Việt Nam sẽ kêu gọi đình chiến sau khi đã giành được những lợi thế trong cuộc tấn công lớn của họ năm 1972. Trừ phi hiệp định buộc phải rút lui, còn không, ít ra họ sẽ giành lấy chủ quyền thục tể đối với các bộ phận đó ở Nam Việt Nam mà họ đã chiếm được và chắc chắn sẽ chuyển quân tới những vùng xa xôi của Nam Việt Nam, đặc biệt là ở cao nguyên Trung phần, lúc đó chưa bên nào chiếm được. Điều này sau đó xảy ra trong thực tế đã tạo điều kiện cho Bắc Việt Nam đánh thọc sườn vào toàn bộ hai phần ba phía Bắc của Nam Việt Nam.

Tôi còn nhấn mạnh, như tôi đã nhấn mạnh khi nói chuyện với tổng thống Nixon hồi tháng 10, là điều có tính chất sống còn là phải làm sao cho tất cả quân đội Bắc Việt Nam rút khỏi Nam Việt Nam. Nếu chúng ta tiếp tục ném bom Bắc Việt Nam và duy trì mìn ở cảng Hải Phòng - điều này đã khiến Bắc Việt Nam đi vào những cuộc thảo luận có ý nghĩa đầu tiên - tôi tin rằng chúng ta có thể làm cho họ rút quân và đạt được mục tiêu của chúng ta là đảm bảo cho Nam Việt Nam một cơ hội hợp lý để sống còn.

Sau khi có thông báo đầu năm 1973 là một hiệp định đình chiến đã được ký kết, tôi đã nhắc lại một số quan điểm đó. Với một nhà báo ở Charleston, bang Carolina, của tờ News and Courier, nhưng yêu cầu không công bố nội dung cuộc phỏng vấu này cho các hệ thống truyền thanh trong nước vì sợ những nhận xét của tôi trên một mức độ nào đó có thể cản trở những việc công chúng chấp nhận cuộc đình chiến. Tôi nói tôi hết sức nghi ngờ là Bắc Việt Nam sẽ ngừng mọi cố gắng của họ chinh phục miền Nam. Tôi nhận xét “Tôi hy vọng là chúng ta dù sao cũng không trói tay người Nam Việt Nam khiến họ không được có những hành động thích đáng để đảm bảo an ninh cho nhân dân Nam Việt Nam.

”Theo ý kiến tôi, nước Mỹ đã ký một hiệp định quốc tế long trọng có liên quan đến vận mệnh của nước khác và khi làm như vậy là đã có một nghĩa vụ tinh thần rõ ràng phải đảm bảo cho hiệp định đó được thi hành. Theo các thủ tục của công pháp quốc tế đã được thừa nhận, lúc một bên vi phạm một hiệp ước thì bên kia sẽ không còn bị hiệp ước ràng buộc nữa và có thể thi hành biện pháp trừng phạt, kể cả việc gây lại xung đột. Chắc chắn đây là điều tổng thống Nixon đã cam kết khi nói rằng nếu Bắc Việt Nam vi phạm hiệp định, Mỹ sẽ “phản ứng mạnh mẽ”, đương nhiên có nghĩa là phản ứng bằng bom đạn của Mỹ.

Nhưng khi cần phải dùng đến thì cái công cụ này đã loại bỏ vì tình trạng bất lực đã gây ra do vụ bê bối Watergate áp đặt lên chính phủ ở Washington và vì năm 1973, Quốc hội đã có quyết định cấm chi tiền cho một hành động chiến đẩu của Mỹ nếu không được Quốc hội chuẩn y. Tổng thống Ford đã không có cố gắng nào để yêu cầu Quốc hội chuẩn y hành động chiến đấu mới và trong số 12 nước ngoài Mỹ và Nam Việt Nam hình thành nên hội nghị quốc tế ở Paris để đảm bảo cho hiệp định đình chiến, cũng không có nước nào thậm chí chịu lên tiếng phản đối những hành động vi phạm của Bắc Việt Nam.Sau những năm dài chi viện và chi phí rất lớn về sinh mạng và của cải, cuối cùng Mỹ đã bỏ Nam Việt Nam. Không có cách nói nào chính xác hơn thế. Chúng ta chẳng những không phản ứng trước những hành động vi phạm của Bắc Việt Nam đối với một hiệp định quốc tế long trọng mà chúng ta cũng không đọ sức được với sự chi viện vật chất mà các cường quốc cộng sản đã cung cấp cho Bắc Việt Nam. Thậm chí chúng ta cũng không thay thế tất cả các vũ khí và trang bị của Nam Việt Nam đã bị tiêu hủy, điều mà chúng ta có quyền làm theo các hiệp định về đình chiến. Và rõ ràng là khi Nam Việt Nam bắt đầu sụp đổ, quốc hội Mỹ lại triệt bỏ mọi sự giúp đỡ.Đương nhiên là thể hiện thái độ của đa số nhân dân Mỹ, Quốc hội đã mệt mỏi vì cuộc chiến tranh Việt Nam. Các báo trích lời Thượng nghị sĩ Mike Mansfield nói “Viện trợ thêm có nghĩa là thêm giết nhau, thêm đánh nhau. Chuyện này phải chấm dứt đi thôi”.

Việc giết nhau có thể đã chấm dứt trước khi bắt đầu từ cuối những năm 1950 nếu nhân dân Nam Việt Nam và các nhà lãnh đạo của họ sẵn sàng từ bỏ quyền tự do, quỳ gối trước những chế độ chuyên chế độc tài. Việc giết nhau tiếp diễn chủ yếu vì Bắc Việt Nam tiếp tục hành động xâm lược của họ nhưng cũng vì hàng triệu người Nam Việt Nam thà chấp nhận khả năng bị giết chết còn hơn là quỳ gối trước chủ nghĩa cộng sản.Kể từ những ngày ký hiệp định Genève năm 1954, người tỵ nạn luôn chạy trốn vào Nam, chứ không ra Bắc và thậm chí có những người Mỹ từ lâu vẫn nghĩ rằng người tị nạn không chạy trốn trước kẻ địch mà chỉ chạy trốn bom đạn của Mỹ cũng đã thừa nhận rằng ngay sau khi bom đạn của Mỹ đã chấm dứt, rất nhiều người cũng còn chạy vào Nam. Tình hình là như thế cho đến khi xảy ra sự kết thúc cuối cùng đáng thương hại.

Đúng như Tôn Tử đã nói: “Không bao giờ có một cuộc chiến tranh kéo dài mà một nước nào đó thu được lợi cả”. Cũng cần nhớ lại câu nói của quận công Wellington, nguyên lão nghị viện Anh: “Một nước lớn không thể tiến hành một cuộc chiến tranh nhỏ”.

Bản thân tôi đã tóm tắt lời nói đó tại Hội nghị Honolulu tháng 2-1966: “Sẽ đến một lúc mà trong mọi trận đánh - trong mọi cuộc chiến tranh - hai bên đã trở nên chán nản trước yêu cầu như vô tận đòi hỏi phải nỗ lực nhiều thêm nữa, phải có tài lực nhiều thêm nữa và phải có lòng tin thêm nữa. Đến lúc đó, bên nào xông lên với sức mạnh mới tăng lên thì bên đó sẽ thắng”.Nhân dân Mỹ đã mệt mỏi vì một cuộc chiến tranh đã kéo dài hơn 17 năm, một cuộc chiến tranh mà trong đó con em của họ đã trực tiếp dính líu vào với một vai trò chiến đấu trong hơn 7 năm, một cuộc chiến tranh mà trong đó nền an ninh có tính chất sống còn của nước Mỹ đã không và có thể không được chứng minh và được thấu hiểu rõ ràng. Nhưng tình hình không nhất thiết phải diễn ra như vậy.

Từ năm 1963 đến 1965 chẳng hạn, khi sự hỗn loạn về chính trị đã cấu xé Nam Việt Nam, từ khi tình trạng thiểu đoàn kết trong cái xã hội đồng nhất của nước đó đã trở nên rõ ràng thì Mỹ vẫn có thể vứt bỏ sự cam kết của mình một cách chính đáng và trong danh dự mặc dù không phải không có sự phản ứng chính trị mạnh mẽ trong nước. Nếu tổng thống Kennedy không cam kết là đất nước này sẽ chịu mọi gánh nặng sẽ đương đầu với mọi gian lao khó khăn, sẽ ủng hộ bất kỳ bạn bà nào và chống lại bất kỳ kẻ thù nào để đảm bảo sự sống còn và thắng lợi của tự do thì sao? Quả thật Việt Nam có thể đã phục vụ cho một mục đích của John F. Kennedy. Sau cuộc gặp gỡ tai hại của ông với Khrushchev ở Vienne năm 1961, Kennedy có nói với James Reston, thuộc báo New York Times: “Bây giờ đây chúng ta có một vấn đề là phải làm người tin vào sức mạnh của chúng ta và Việt Nam xem ra là nơi để thể hiện điều này” (theo Neil Gilteett, báo Melbourne Australian Herald 30-4-1975).Thậm chí ngay sau khi đã đưa quân chiến đấu Mỹ vào Nam Việt Nam năm 1965, chiến tranh có thể chấm dứt được trong vòng ít năm, trừ trường hợp không thi hành chính sách sai trái là trả đũa từng bước chống Bắc Việt Nam. Ném bom một ít, ngừng lại một thời gian để cho địch kêu trời, rồi ném hom một ít nữa nhưng không bao giờ đánh đau thật sự. Đó không phải là cách để thắng.Nhưng dù có gặp phải trở ngại của việc trả đũa từng bước, chiến tranh vẫn có thể đưa tới một sự kết thúc thuận lợi sau thất hại của địch trong cuộc tấn công Tết năm 1968. Lúc đó Mỹ đã có ở Nam Việt Nam lực lượng quân sự tinh nhuệ nhất chưa hề có - mặc dù chưa phải là lực lượng lớn nhất. Nếu tổng thống Johnson thay đổi chiến lược và lợi dụng thế suy yếu của địch cho phép tôi tiến hành các cuộc hành quân mà chúng tôi đã trù tính hai năm trước, đánh sang Lào, Kampuchia và phía Bắc khu phi quân sự, song song với việc tăng cường ném bom và thả mìn cảng Hải Phòng thì chắc chắn Bắc Việt Nam sẽ bị đập tan.

Nhưng tình hình đã không diễn ra như vậy. Báo chí và truyền hình đã tạo ra một vầng hào quang không phải thắng lợi mà là thất bại kết hợp với những phần tử chống chiến tranh to mồm nên đã ảnh hưởng sâu sắc đến các quan chức nhát gan ở Washington. Nó giống như hai võ sĩ quyền Anh trên võ đài, một võ sĩ đã đẩy võ sĩ kia tới đích, sắp hạ cú knoc out thì anh võ sĩ rõ ràng sắp thắng này bỗng nhiên bỏ cuộc.Ngoài việc phạm sai lầm nghiêm trọng không khai thác thất bại của địch trong cuộc tấn công Tết, và rút cục bỏ Nam Việt Nam, Mỹ đã có những sai lầm nghiêm trọng khác về chiến lược ở Nam Việt Nam và Đông Nam Á! Chờ đợi quá lâu không tấn công sang Lào và Kampuchia và thậm chí khi đã tấn công thì lại làm giảm hiệu quả của nó bằng những hạn chế này khác; không chứng minh cho Bắc Việt Nam thấy họ dễ bị đánh tan ở phía Bắc khu phi quân sự, trì hoãn quá lâu mới tổ chức một đoàn bình định có sức sống ở Nam Việt Nam, thực hiện quá chậm việc trang bị lại cho quân đội Nam Việt Nam, đặc biệt là súng M.16; không thành lập một lực lượng quốc tế dọc khu phi quân sự; đình chỉ việc ném bom vào kẻ địch do đó đã tạo điều kiện dễ dàng cho Bắc Việt Nam tăng cường binh lực để mở cuộc xâm lăng chính quy năm 1972; không đảm bảo một hệ thống chỉ huy mạnh của quân đội Nam Việt Nam ở các tỉnh phía Bắc để đón trước cuộc tấn công năm 1972, tuy không phải là một sai lầm chiến lược theo ý nghĩa thông thường nhưng lại có tác động chiến lược, chính sách cho hoãn quân địch để học tập đã tạo ra một cuộc chiến tranh của người lao động nên đã góp phần gây ra sự bất mãn ở trong nước.Nhiều sai lầm có thể truy nguyên ở sự kiểm soát quá chặt chẽ của Washington đối với việc tiến hành chiến tranh, một chính sách phát sinh từ sự thất bại của vụ Vịnh Con Lợn ở năm 1961 - chứng minh những hiểm họa của chính sách phi tập trung - và từ kết quả thành công của cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962, một chính sách hình như đã chỉ rằng sự chỉ huy của Nhà Trắng là cách duy nhất để xử lý khủng hoảng và chiến tranh trong kỷ nguyên nguyên tử. Thế nhưng lại không hề thành lập một tổ chức trung ương ở Washington có khả năng thực thi sự kiểm soát cần phải có; rút cục chỉ có tổng thống là có thể đề ra một quyết định và chỉ đề ra quyết định sau khi đã nghe vô số những tiếng nói đôi khi mâu thuẫn nhau.

Thành lập một bộ chỉ huy thống nhất cho toàn bộ Đông Nam Á sẽ làm giảm bớt được rất nhiều lối tập trung quyền hành chưa từng có ở Washington và lối chăm chú đến những chuyện quá vụn vặt của các cấp ở Washington. Một tư lệnh thống nhất được sự chỉ đạo rộng rãi về chính sách và có một cố vấn chính trị sẽ làm giảm bớt những chuyện tranh cãi có tính chất quan liêu đã xảy ra ở Washington và đã dẫn tới kết quả là các quyết định về quân sự phải chịu những ảnh hưởng mạnh mẽ của các quan chức dân sự - tuy họ có thiện chí đấy nhưng lại thiếu hiểu biết về quân sự. Thay vì có 5 “tư lệnh” CINCPAC, COMV MACV, và các đại sứ Mỹ ở Thái Lan, Lào và Nam Việt Nam - lẽ ra phải có một người chịu trách nhiệm trực tiếp với tổng thống về mọi vấn đề mặc dầu kiểu tổ chức này có thể gây ra những chuyện thắc mắc nho nhỏ trong nội bộ hội đồng tham mưu trưởng liên quân vốn có tính suy tỵ cho quân chủng mình, nhưng xưa nay hội đồng tham mưu trưởng liên quân vẫn tán thành mỗi khi tổng tư lệnh đã quyết định. Một cách bố trí như vậy sẽ loại trừ được vấn đề phối hợp giữa các cuộc chiến tranh trên không, và dưới bộ là cái tất yếu phải có khi CINCPAC quản lý một phần và MACV quản lý phần kia.

Có ảnh hưởng đến nhiều quyết định quan trọng là một mối lo sợ gần như có tính chất tinh thần về một cuộc chạm trán hạt nhân với Liên Xô và một mối lo lắng về sự tham chiến của quân đội Trung cộng. Về các vấn đề này, các cố vấn của tổng thống đã tỏ ra lo sợ một cách không đúng đắn vì trong gần suốt thời gian đó, Trung cộng đang hết sức bận rộn với những vấn đề nội bộ của họ - kể cả những mưu kế của đám “Hồng vệ binh” - và sau đó hai nước cộng sản đó lại phải chú tâm đến sự xung đột dọc đường biên giới chung của họ, trong đó Liên Xô đã tập trung một số lớn quân để đe dọa. Các nhà vạch chính sách ở các bộ ngoại giao và quốc phòng lại không thể hình dung nổi thái độ cứng rắn và ngoan cố của cộng sản Bắc Việt Nam. Tất nhiên họ sẽ không chùn bước trước mối đe dọa hoặc sự tham chiến tượng trưng của một cường quốc lớn nhất thế giới, chẳng hạn như người Nga đã chùn bước trong vấn đề Berlin và Cuba.Chính sách của tổng thống Johnson vừa có súng vừa có bơ, theo đuổi chương trình “xã hội vĩ đại”, cũng đã có một. ảnh hưởng mạnh. Nó đã hạn chế thêm các phương án chiến lược của tổng thống và ngõ hầu như đã định trước một loại chiến tranh lâu dài mà các chế độ dân chủ không được chuẩn bị tốt để chịu đựng. Lúc tổng thống và chính phủ của ông đã không nói hết được với nhân dân Mỹ về quy mô và tính chất của sự hy sinh sẽ phải có thì tức là họ đã góp phần tạo ra một lỗ hổng về niềm tin để rồi phát triển thành một vực sâu không thể nào vượt qua được. Một chủ trương làm cho chiến tranh có bóng dáng mờ nhạt đi có nghĩa là chỉ có một số người phải chịu hy sinh và lại căm ghét nó vì lương tâm của họ cắn rứt. Nếu một cuộc chiến tranh là đáng phải bắt buộc các quân chủng hy sinh và chăm lo hết mình thì cũng đáng phải bắt buộc toàn thể nhân dân tham gia.

Tổng thống Johnson cũng đã sai lầm khi dựa vào quyết định về sự kiện vịnh Bắc Bộ để coi đó là quyền hành của mình đã được Quốc hội cho phép để làm những cái ông thấy cần thiết ở Đông Nam Á. Lúc xảy ra tình hình bất đồng năm 1966 và 1967, đáng lẽ ông phải quay lại yêu cầu Quốc hội khẳng định lại sự cam kết đối với Nam Việt Nam, yêu cầu bỏ phiếu tín nhiệm hoặc bác bỏ theo cách làm của chế độ đại nghị của Anh và của các nước khác. Căn cứ vào chế độ bầu cử Quốc hột Mỹ cứ 2 năm thực hiện một lần, một cuộc chiến tranh không tuyên bố kéo dài nhất thiết sẽ trở thành một vấn đề chính trị. Tổng thống Johnson với cái tài nhận thức chính trị thường thường là rất khôn ngoan của mình lẽ ra phải dự kiến việc này và phải buộc Quốc hội nhìn thẳng vào trách nhiệm của họ theo hiến pháp và tiến hành chiến tranh.

Do không làm cho nhân dân am hiểu và do không bắt buộc Quốc hội tự mình cam kết vào đó, tổng thống đã để cho dư luận công chúng. trở thành một món nợ nặng nề. Không giống như Kennedy, Johnson không có được cái hoàn cảnh hoặc cái phong cách lôi kéo dư luận công chúng về phía mình và ông đã trở thành tù nhân của dư luận. Nếu ông từ chối thương lượng khi ông biết rằng cộng sản không hề có ý định thương lượng thật sự trừ phi thương lượng theo những điều kiện của họ, dưới con mắt nhiều người Mỹ, ông tỏ ra là một người muốn tiếp tục chiến tranh mặc dù cách khẳng định này có thể là rất phi lý trước những tiếng la ó gay gắt của báo chí, trước lời chỉ trích của các nghị sĩ, và những hành động hung dữ của những người biểu tình, ông đã ngừng ném bom dù ông biết rằng việc đó sẽ không chấm dứt được chiến tranh mà rất có thể kéo dài chiến tranh. Là một chính khách rất nhạy cảm và có lương tâm, tổng thống Johnson đã làm hết sức mình, có lẽ đây là một tình thế vượt ra ngoài tài cán của bất kỳ người nào.

Bằng những cố gắng nhằm giảm bớt những tiếng la ó phản đối của dư luận, các nhà cầm quyền ở Washington thường xuyên cho thế giới, kể cả địch, biết rằng thông qua các cuộc họp báo không ghi âm hoặc những vụ tiết lộ với những giới báo chí tin cậy những việc chúng ta sẽ làm hoặc sẽ không làm về mặt quân sự và một số nhà báo thấy đó là chuyện bí mật bèn tiết lộ ra. Cả hai cách làm này đã tước bỏ mất của chúng ta những cái lợi thế của sự linh hoạt, yếu tố bất ngờ và gây cho chúng ta những tâm trạng thất vọng về mặt chiến lược. Nó cũng tạo ra cho kẻ địch có thời gian phản ứng và trong nhiều dịp đem lại cho địch niềm hy vọng nếu không thì tinh thần của địch có thể bị giảm sút.

Những kẻ chủ xướng những giải pháp giản đơn thật là nhầm lẫn biết bao. Một sổ người kêu gào gạt bỏ Ngô Đình Diệm, thế nhưng việc làm này đã đem bối cảnh rối ren chính trị gây tác hại nghiêm trọng đến việc tiến hành chuẩn bị cuộc chiến tranh và trực tiếp dẫn tới sự cần thiết phải đem quân Mỹ vào nếu không Nam Việt Nam sẽ sụp đổ. Có những người cứ yên chí rằng các nhà lãnh đạo Bắc Việt Nam sẽ thương lượng nghiêm chỉnh cho dù Mỹ đã hủy bỏ mọi yếu tố thúc ép họ thương lượng. Lối trông chờ ở những hành động “kiểu dùng để đi” ở một trò ảo thuật nào đó là trái với lịch sử, trái với mọi logic. Khi người ta nhìn lại thì thấy những lời kêu gào thương lượng đó thật là rỗng tếch biết bao. Thế nhưng, cho đểu khi đã đi đến một sự kết thúc nhục nhã rồi vẫn còn những tiếng kêu gào thương lượng, coi như thể thương lượng lúc đó còn ý nghĩa hơn khi cần nhượng bộ hơn nữa. Đó là một điệu nhạc mà Hà Nội tất nhiên là thích nghe.

Trí nhớ của những người đó ngắn ngủi biết bao. Như đã chứng tỏ rõ ràng ở Triều Tiên, trong tư tưởng của cộng sản, đi tới bàn hội nghị không có liên quan đến việc chấm dứt cảnh chém giết trong gần 2 năm ở Triều Tiên, cộng sản vừa đánh vừa đàm. Trong thời gian đó, trên 2/3 trong số 33.629 người Mỹ bị chết trong chiến tranh. Tình hình ở Nam Việt Nam không khác là bao. Trước khi tổng thống Johnson ngừng ném bom bộ phận vào cuối thaàng 3-1968, dẫn tới việc mở đầu các cuộc thương lượng ở Paris, gần 21.000 người Mỹ bị giết ở Nam Việt Nam. Trong bốn năm rưỡi, cộng sản vừa đàm vừa đánh, thêm 23.000 người Mỹ nữa bị giết, tức là chiếm quá nửa tổng số 46.000 người Mỹ bị giết trong chiến tranh.Lúc tổng thống Nixon ném bom trở lại và thả mìn cảng Hải Phòng, mùa xuân năm 1972, theo nhiều người chỉ trích to mồm, ông ta đang gây ra một cuộc chiến tranh lớn với Liên Xô và Trung Quốc. Nhưng cũng trong thời gian đó tổng thống Nixon đã thi hành chính sách xích lại gần các nước cộng sản đó và sự can thiệp của họ đã không xảy ra.

Những người chỉ trích còn kêu ca và phản đối tổng thống rằng ông đang tiến hành lối ném bom “bão hòa” và “khủng bố”. Thế nhưng, căn cứ vào những con số thương vong do chính Bắc Việt Nam công bố - không sợ thổi phồng - việc ném bom đã đánh trúng vào các mục tiêu quân sự.Trong số những người kêu ca về chuyện ném bom có cựu Bộ trưởng quốc phòng Clark Clifford. Viết báo vào tháng 7-1972, Clifford thấy đó là “một chính sách chắc chắn góp phần tiếp tục chiến tranh”. Thế nhưng việc ném bom đó - lẽ ra phải được tiến hành ngay sau khi đã thiết lập được một cơ sở quân sự chính trị mạnh ở Nam Việt Nam - trong thực tế đó buộc cộng sản phải chấp nhận những điều nhượng bộ ít hấp dẫn đối với họ hơn là những nhượng bộ mà họ đã nỗ lực giành với những tổn thất to lớn lớn vòng 17 năm, và việc ném bom đã làm cho Mỹ chuộc được tù binh về. Lúc tình hình diễn ra gay go, nhiều quan chức Mỹ đã đi tìm chỗ ẩn náu trong những giải pháp giản đơn, khiến cho tình hình lại càng gay go hơn, thế nhưng họ lại khoe khoang rằng chính họ đã làm cho tổng thống phải nghe theo họ. Các quan chức đó chắc chắn đã cố gắng một cách trung thực làm những điều gì họ cho là tốt nhất. Tôi không thể không phàn nàn khi thấy họ khoe khoang là họ làm đúng trong khi sự việc diễn ra lại hoàn toàn chứng tỏ là họ sai lầm. Tôi cũng hy vọng rằng từ nay về sau các quan chức dân cử của nước Mỹ sẽ thừa nhận cho rằng nếu chiến tranh quả là quá ư phức tạp không thể để mặc cho các tướng lĩnh thì chiến tranh cũng là quá ư phức tạp không thể giao cho các quan chức thiếu hiểu biết về quân sự, một sự thiếu hiểu biết về lịch sử quân sự và một khả năng kiên trì trước khó khăn tạm thời và sự náo động của dư luận.

Tôi không thể tha thứ cho việc đốt thẻ quân dịch, đốt lá cờ của đất nước họ, bao vây Lầu Năm Góc, mang lá cờ của địch diễu hành trên các đường phố, khuyến khích những người khác phá rối trật tự và luật pháp, trốn tránh trách nhiệm và nói chung là vượt ra ngoài giới hạn của cuộc tranh luận có lý và sự bất đồng thỏa đáng.

Người ta không thể phủ nhận một thực tế là hành động của họ, cả nam lẫn nữ, đã góp phần kéo dài chiến tranh.

Làm thế nào mà kẻ địch lại chịu lùi bước, thậm chí chịu nhượng bộ khi người Mỹ nhảy bổ vào để thể hiện sự bất đồng của mình và nêu rõ là bản thân họ sẵn sàng chịu nhượng bộ bao nhiêu với bất cứ giá nào? Một sức ép công chúng đòi có những giải pháp trong thế đã gây ra ấn tượng là chỉ riêng Mỹ là đi theo con đường hòa bình nên khó lòng mà được Bắc Việt Nam tiếp nhận mà họ chỉ coi đó là dấu hiệu của sự yếu đuối của sự thiếu quyết tâm. Mặt khác những tiếng nói bất đồng của các quan chức và các nghị sĩ cộng với những lời hò hét trên các đường. phố đã tạo ra một cơ sở cho luận điệu tuyên truyền của Bắc Việt Nam và một tâm trạng chán chường cho những tù binh Mỹ bất lực. Nhiều tu binh Mỹ về nước sau này có nói với tôi là một nhân vật điện ảnh Mỹ đến thăm thủ đô của địch có thể đã bị lợi dụng còn đối với một cựu bộ trưởng tư pháp Mỹ thì sao?

Cao điểm của cái mà William S. White gọi là “cái vô nghĩa chua chát của những ngày chúng ta đang sống” đã diễn ra tại một buổi lễ phát phần thưởng hàng năm về điện ảnh tại học viện mỹ thuật và khoa học năm 1975 lúc một trong hai nhân vật được tuyên dương vì đã quay một cuốn phim về Việt Nam nhan đề “Trái tim và khối óc” đứng lên đọc một bức điện của nhà thương lượng Bắc Việt Nam tại Paris cảm ơn những người Mỹ đã góp phần vào thắng lợi của cộng sản trong việc “giải phóng” Nam Việt Nam. Trước hết, thật là phi lý khi cuốn phim đó được tuyên dương, vì đó không phải là phim tài liệu mà chỉ là luận điệu tuyên truyền. Cuốn phim của tôi nói về giá trị cuộc sống của người phương Đông lại được sử đựng hoàn toàn không đúng bối cảnh của nó, vì có lồng vào cảnh của người phương Đông khóc lóc khi có người chết. Nhưng cái phi lý nhất là ở chỗ trước những hy sinh của người Mỹ lại ra trước khán giả truyền hình toàn quốc, ca ngợi những thắng lợi của địch và sự giúp đỡ của một nước đồng minh trước hành động bạo quyền.

Trước những hạn chế về số quân và chính sách chiến tranh Washington áp đặt, các quân chủng Mỹ có thể tự hào ở những thành tích của mình ở Việt Nam và hoàn toàn thấu hiếu rằng không phải vì họ mà chúng ta bị thua trong chiến tranh. Có những việc giới quân sự có thể làm có kết quả hơn và có những việc khác nếu có đầu óc nhìn xa trông rộng thì có thể đã làm xong từ trước.Mặc dù lục quân Mỹ đã dự kiến cuộc chiến tranh du kích và đã tổ chức một trung tâm chiến tranh đặc biệt ở Ford Bragg để tập trung quân và nghiên cứu chiến tranh chống nổi loạn, lục quân đã không chú ý đầy đủ tới việc phối hợp lực lượng du kích, lực lượng địa phương và quân chính quy tấn công. Chính phủ Mỹ cũng vậy, nói chung đã không dự kiến được ý nghĩa quan trọng của các nhân tố kinh tế và chính trị lúc các sự kiện đã diễn ra tại Nam Việt Nam, đã phải dùng nhiều quân mũ nồi xanh hơn để đối phó với tình hình.Một số trong vô số vấn đề liên quan đến chiến tranh trong một môi trường nổi loạn xa lạ cũng đã được dự kiến. Phần lớn những vấn đề đó phải được nghiên cứu và thích nghi tại chỗ: việc thu thập tình báo trong một bối cảnh như vậy, các kỹ thuật mau lẹ hơn để kiểm soát hỏa lực của pháo binh, việc áp dụng đặc biệt các công ước Genève, sức ép lạm phát đối với nền kinh tế địa phương, ngôn ngữ, phong tục tập quán độc nhất và nhiều vấn đề khác nữa của một đám dân chúng chưa quen thuộc. Vấn đề pháp chế đối với các nhân viên dân sự Mỹ ở vùng có chiến tranh: những vấn đề phức tạp về chỉ huy đối với quân đội các nước khác, quan hệ cố vấn đối với người Nam Việt Nam. Lục quân Mỹ sau này phải khuyến khích các sĩ quan của mình tham gia các cuộc thực tập thông minh hơn, phân tích những bài học rút kinh nghiệm được ở Việt Nam và dự kiến những vấn đề sau này trong mọi hình thức môi trường có thể có.

Đáng lẽ phải có những quan điểm ít bệnh hoạn hơn đối với vai trò và nhiệm vụ của các quân chủng để phát triển nhanh loại máy bay trực thăng vũ trang, cho mãi đến năm 1966 thì loại này mới có nhiều. Đáng lẽ phải huấn luyện nhiều quân để dùng sớm vào công tác trinh sát đường dài. Loại khi tài để phát hiện súng cối, pháo binh và rocket tầm xa của địch không có đủ nên phải quay sang dựa vào sáng kiến của chiến trường. Hải quân Mỹ lẽ ra phải dự kiến sớm những yêu cầu của chiến đấu trên sông. Không quân Mỹ lẽ ra phải thấy trước sự cần thiết phải có loại máy bay vũ trang C.47 và C.130 có có trang bị máy đo mục tiêu. Mức độ chính xác của việc ném bom bằng máy bay chiến thuật không tiến bộ được bao nhiêu so với Thế chiến thứ hai, đây là một thiếu sót nghiêm trọng của công tác phát triển các hệ thống vũ khí và công tác kế hoạch hóa. Lính thủy đánh bộ Mỹ lẽ ra phải thay đổi cách huấn luyện của mình và sẵn sàng thay đổi cách tổ chức đơn vị của mình với khả năng hoạt động trong mỗi một môi trường không có tính chất thủy bộ để tham gia các cuộc hành quân tấn công và phòng thủ kéo dài.

Khi đã quan sát nhiều vấn đề trong việc tăng cường hậu cần một cách vội vã ở Việt Nam, vời tư cách là tham mưu trưởng, tôi đã khuyến khích hội đồng liên quân kiểm điểm về hậu cần, do tướng Frank Besson, hồi đó làm tư lệnh bộ chỉ huy hậu cần của lục quân cầm đầu nghiên cứu tỉ mỉ vấn đề này. Theo cái chế độ gọi là PUSH có hiệu lực trong chiến tranh, phần lớn trang bị, khí tài gởi sang Việt Nam đều không cần thiết, thậm chí không dùng được ở môi trường đó. Và trong loại hình chiến tranh ở đó. Những phát hiện của tướng Besson và các đồng nghiệp của ông đã đưa tới kết quả là có những thay đổi rộng rãi trên phương diện sống còn này của chiến tranh.Tình hình thiếu một chỉ huy thống nhất cho tất cả vùng Đông Nam Á đã đẻ ra những vấn đề đặc biệt cho lĩnh vực có tính chất sống còn là công tác tình báo, vì quá nhiều cơ quan dính líu vào công tác này MACV, CIA, Cục tình báo của bộ quốc phòng, cơ quan thông tin của lục quân, CINCPAC, các cục tình báo quân sự ở Washington và các cơ sở chỉ huy hợp thành của nó ở Hawai, cộng với cục tình báo của Nam Việt Nam. Kết hợp quá nhiều cơ quan như vậy nên đi đến nhất trí về cách đánh giá tình hình là một trong những việc phức tạp, tốn nhiều thì giờ và đúng như ngạn ngữ đã nói “lắm thầy nhiều ma”.

Nói như vậy không có nghĩa là tôi tán thành những ý kiến huênh hoang sau chiến tranh của một cựu nhân viên phân tích tình báo của CIA - một người đã để lộ rất nhiều chuyện với báo chí và quốc hội - những luận điệu nói rằng MACV đã thường xuyên phớt lờ những ý kiến đánh giá của ông ta, do đó đánh giá quá thấp lực lượng của địch, khiến cho Mỹ bị tổn thất nhiều trong cuộc tấn công Tết. Ông ta nói trong khi MACV ước tính lực lượng là 300.000 thì lực lượng thực tế là 600.000. Tổ chức của ông ta là CIA cũng như MACV không thể nào chấp nhận con số đó được. Rõ ràng là ông ta đã kể vào đó những người có cảm tình với Việt cộng và những lực lượng tự vệ bao gồm cả đàn bà và người già - những người không thể nào được coi là quân chiến đấu. Chúng ta không thể kể những người đó vào lực lượng của chính phủ thế thì tại sao lại kể họ vào lực lượng của địch được?

Không hề có âm mưu che dấu lực lượng thực của địch như con người nói trên đã buộc tội, để cố sức chứng minh cho nhân dân Mỹ và quốc hội Mỹ thấy là chúng ta đang thắng trong chiến tranh.Thực tế là địch chỉ ném ra khoảng 85.000 quân trong nỗ lực toàn diện của cuộc tấn công Tết, điều đó chỉ rõ ràng con số của MACV có thể là đã quá cao và chắc chắn không thể có chuyện con số 600.000 hoặc những luận điệu cuồng dại nói rằng vì dùng con số thấp nên Mỹ đã bị tổn thất nhiều trong dịp Tết.Có lúc thứ trưởng Bộ quốc phòng Paul Nilze và những người khác nói chúng tôi đã đánh giá quá cao kẻ địch để xin thêm quân Mỹ, có lúc những kẻ chỉ trích lại nói chúng tôi đã đánh giá quá thấp kẻ địch để làm như thể chúng ta đang thắng, tất cả những điều đó đã chỉ rõ rằng nói chung những lời chỉ trích đó đều có tính chất vụ lợi.

Trong các cuộc họp báo cũng như trong các lần ra mắt công chúng của tôi trong thời gian phục vụ ở Việt Nam cũng như sau khi đã trở về, tôi đều thừa nhận rằng giới quân sự không có nhiệm vụ bảo vệ sự cam kết về chính sách của Mỹ. Nhưng khó mà phân biệt rạch ròi giữa việc thực hiện một nhiệm vụ quân sự với những vấn đề có liên quan như sự ủng hộ của công chúng và của quốc hội, tinh thần của chiến binh - những người phải có được niềm tin là họ đang liều chết vì một sự nghiệp chính đáng. Do đó giới quân sự bị mắc kẹt ở giữa hai tình thế đó và bản thân tôi có lẽ là người bị kẹt nhất nên có thể đã bị đẩy quá xa vào chiều hướng ra công khai trước công chúng để ủng hộ chính sách của chính phủ, một bản năng nảy sinh từ tinh thần tận tụy đối với một nhiệm vụ được giao hơn là nảy sinh đối với sự nghiệp và lòng trung thành đối với tổng thống, tổng tư lệnh. Đó là một truyền thống đã ăn sâu trong người quân nhân chuyên nghiệp nên khó có thể nói rằng tôi ủng hộ một tổng thống của đảng Cộng hòa hơn một tổng thống của đảng Dân chủ hoặc ngược lại.

Vì nhạy cảm với sự cần thiết phải hướng quân đội vào làm một nhiệm vụ được giao như thế nào, tại sao lại phải làm những việc gì nên tôi cảm thấy bắt buộc phải công khai ủng hộ, chính sách quốc gia mà tôi đã tin tưởng.Xét cách tiến hành chiến tranh và những thành tích của quân chủng ở Việt Nam trong bối cảnh tổng quát, thì dù phải đi một con đường cong khá dài, thành tích đạt được là đáng khen: quy mô to lớn của công tác hậu cần, các phương pháp chiến thuật khác nhau và những cải tiến về chiến thuật, nhưng có lẽ nổi bật hơn cả là thanh tích đạt được lần đầu tiên trong lịch sử quân sự về một khả năng cơ động, thật sự trên chiến trường. Người quân nhân trong tương lai sẽ bắt buộc phải suy nghĩ, phải sống và chiến đấu thật sự theo ba chiều dưới bộ, trên biển và trên không. Trong quá trình chiến tranh, người quân nhân sẽ được giúp sức ở mức độ vô hạn để đạt mục tiêu an toàn hơn mà chỉ phải dùng rất ít nhân lực, do đó tiết kiệm được lực lượng nhờ lực lượng máy dò điện tử. Người quân nhân trong tương lai có thể coi máy dò đã được sử dụng ở Việt Nam là những thứ cổ sử và phôi thai - giống như loại xe tăng trong Thế chiến thứ nhất - nhưng nó cũng đã đủ tinh vi và có ích để chứng minh một tiềm năng to lớn, thậm chí cả tính chất cách mạng. Trên cương vị tham mưu trưởng, tôi đã đề ra một chương trình ở Fort Hood, Texas gọi là STANCO (theo dõi, xác định mục tiêu và quan sát ban đêm) để nghiên cứu thiết bị dò loại mới rồi lại đưa nó vào một hệ thống khai thác gồm các khí tài mới dùng ở chiến trường.Một vấn đề nữa cần xem xét trong tương lai là độ chính xác mới của các máy bay ném bom chiến lược trong vai trò chiến thuật. Máy hay B.52 với sức chính xác rất lớn của nó đã trở thành thứ vũ khí giết người đáng sợ nhất được dùng ở Việt Nam nhưng vẫn còn những vấn đề còn phải dần dần giải quyết. Trong khi ký ức của những người đã công tác ở Việt Nam phai mờ đi thì lục quân và không quân phải cộng tác chặt chẽ với nhau để duy trì và hoàn thiện các kỹ thuật.

Khi lần đầu tiên truyền hình đã đưa chiến tranh đến tận các phòng ngủ và khi không thực hiện chế độ kiểm duyệt báo chí thì quan hệ giữa bộ chỉ huy quân sự Nam Việt Nam với giới thông tin báo chí trở nên có ý nghĩa quan trọng khác thường. Mặc dù có tất cả mọi cổ gắng của tôi và mặc dù có sự ủng hộ của nhiều nhà báo, các quan hệ đó nói chung khá căng thẳn, đó là một hậu quả của từng thời kỳ Diệm cầm đầu, rồi lại chiến tranh kéo dài làm cho gay gắt thêm cộng với sự thắc mắc của nhiều người và cái gọi là lợi ích quốc gia.Tôi biết rằng trong lịch sử các chỉ huy quân sự đều có các vấn đề với giới báo chí. Hồi trước Napoléon có nói “Ba tờ báo thù địch đáng sợ hơn một nghìn lần chiếc lưỡi lê”. Trong cuộc nội chiến ở Mỹ, tướng W.T. Sherman sau khi đã treo cổ một nhà báo về tội làm gián điệp đã nhận xét “Thà để cho Jefferson Davis cai trị còn hơn để cho bọn viết báo nhảm nhí lợi dụng quyền của họ, những kẻ có cái thói vô liêm sỉ của quỷ Satan, họ chui vào trại, kích động bọn lười biếng và tung tin đồn nhảm rồi đăng lên mặt báo, coi như đó là sự thật”.

Ở Nam Việt Nam, đúng là một nhà báo “đã chui vào trại kích động bọn lười biếng và tung tin đồn nhảm rồi đăng lên báo coi như đó là sự thật”.

Về tất cả các vấn đề, một nhà báo nào đó có thể tìm được một quân nhân hoặc một sĩ quan trẻ tuổi sẵn sàng chỉ trích hoặc kêu ca một điều. Nhưng thử hỏi ý kiến của một quân nhân bình thường với nhãn quan hạn chế thì có giá trị đến đâu?Một vấn đề khó khăn là nhiều nhà báo còn quá trẻ và không có kinh nghiệm. Vì ít am hiểu hoặc không am hiểu lịch sử quân sự, lại chưa chứng kiến cuộc chiến tranh nào khác và cũng giống như nhiều người trong giới quân sự không biết tiếng Việt Nam, một số nhà báo không đủ sức làm nhiệm vụ. Những đầu đề ngắn gọn trên báo đã góp phần tạo nên tính không chính xác và một sổ nhà báo hoạt động tự do lại dựa vào thủ đoạn đưa tin giật gân để cho mặt hàng của họ bán chạy. Nói chung, hoạt động báo chí tỏ ra muốn duy trì cách nhận xét tình hình theo lối kẻ cả. Đôi lúc tôi đã nhớ lại lời nhận xét của tướng Eisenhower với một nhà báo khi nhà báo này kể lại với ông khá dài dòng những điều sai trái trong khi tiến hành Thế chến thứ hai. Tướng Eisenhower nói “Tôi nghĩ đó chỉ là điều cổ xưa nhất trên thế giới, những kẻ nghiệp dư cứ nghĩ rằng họ có thể làm tốt hơn những người chuyên nghiệp”.Một khó khăn nữa là các nhà báo thường xuyên bị thay đổi. Thậm chí những nhà báo kỳ cựu tận tâm cũng ít khi ở lại quá một năm hoặc một năm rưỡi, có một số chỉ hoạt động trong những thời gian ngắn (trừ một ít trường hợp ngoại lệ chẳng hạn như Joe Fried thuộc báo New York Daily News và hãng Mutual Broadcating system, Robert Shaplen thuộc tạp chí The Yorker, George McArthur của hãng AP và sau đó là phóng viên của báo Los Angeles Times, Pat Merick thuộc báo US News and Worldre port.)

Cung cấp tình hình và những triển vọng cho giới báo chí cũng giống như sơn một chiếc tàu đang chạy.Một số những người chỉ trích gay gắt nhất là những nhà báo Mỹ chưa hề tới thăm Việt Nam. Trong số những người đó có chủ bút, phụ trách trang xã luận của tờ New York Times, John Oakes. Tôi muốn Oakes và những người như ông ta hãy đến thăm Việt Nam đã. Lúc một người bạn của ông ta là David Rockefeller, chủ tịch ngân hàng Chase Manhattan, đến Sài Gòn đầu năm 1966, tôi có yêu cầu David Rockefeiler mời Oakes tới đây. Sau khi ông Oakes tới thăm vào cuối năm đó, tôi thấy ông có dịu bớt trong đường lối nói chung là cứng rắn của các bài xã luận.

Truyền hình lại có những vấn đề đặc biệt của họ. Hơn cả điện tín trong chiến tranh Crimée và vô tuyến điện trong Thế chiến thứ hai; truyền hình đã đưa chiến tranh đến tận nhà ở của người Mỹ, nhưng trong quá trình đó, những yêu cầu độc nhất của truyền hình đã góp phần tạo ra một bức tranh bị bóp méo về cuộc chiến tranh. Tin tức bị dồn ép nên khi nhìn vào thật là thê thảm. Do đó, cuộc chiến tranh mà người Mỹ thấy được là súng nổ, người chết, máy bay trực thăng bị nổ, nhà sập, lều cháy, người tị nạn chạy trốn, phụ nữ kêu khóc - chụp một ngôi nhà đổ nát có thể gây ra ấn tượng là cả thành phố bị phá hủy. Khuynh hướng của các nhà quay phim là đặt các nhà bình luận của họ trước một chiếc C.130 bị phá hủy và đưa ra những tin tức bằng những giọng gợi cho người ta thấy đâu đâu cũng là những ngày tận thế. Người ta chỉ chú ý qua loa tới công tác bình định, hoạt động dân sự, sự giúp đỡ về y tế, cuộc sống nói chung là bình thường đối với đa số nhân dân.Từ đầu tới cuối tôi đã cố tránh gây thù oán với giới báo chí. Những chuyện sai lầm, những lối đưa tin sai lạc, những lời nhận xét và những cách làm gian dối thường là đáng bực bội và đôi khi tôi cảm thấy phẫn uất vì đã phải mất thì giờ để cùng bộ tham mưu của tôi làm sáng tỏ hoặc đính chính những tin tức báo chí đã gởi cho các cấp trên của chúng tôi ở Washington.

Nhưng cũng đã có những mặt tích cực. Trong khi thường xuyên đi tìm những cái tiêu cực, báo chí đã trở thành nhột người giúp việc cho tổng thanh tra của tôi và đã báo cho tôi hết nhiều vấn đề mà tôi có thể không biết. Mấy ví dụ năm 1966, một nhà báo đã tới gặp tôi mang theo một tấn ảnh chụp cảnh lính Mỹ kéo lê xác một Việt cộng cột sau một chiếc xe bọc thép.Cứ mỗi nhà báo đi tìm chủ đề các tiệm ăn của khách sạn Caravèlle, thì có nhiều người khác chịu khó và tỏ ra gan dạ đi săn tin ở quân lính Mỹ, chưa nói là trong quân đội Nam Việt Nam. Lúc tôi rời khỏi Việt Nam và giữa năm 1968, 8 nhà báo Mỹ đã chết vì đưa tin chiến trường và có một trong những nhà báo kỳ cựu là François Sully của báo Newsweek đã chết vì một vụ nổ máy bay trực thăng. Có lẽ một trong các tờ báo đưa tin chính xác và khách quan hơn hết trong suốt quá trình chiến tranh là tuần báo của Anh The Economist, có thể là vì các nhân viên tòa báo đều là những người viết sử có năng lực.Do những phản ánh quan điểm chiến tranh của nhiều người ở Mỹ và đôi khi góp phần tạo ra quan điểm đó, giọng điệu chung của báo chí và truyền hình là phê phán chỉ trích, đặc biệt từ sau cuộc tấn công Tết năm 1968. Đúng như nhà báo đáng kính Demis Warner đã nhận xét: có người nói rằng đây là cuộc chiến tranh đầu tiên trong lịch sử bị thua trên các cột báo của tờ New York Times.

Bị thiếu tất cả trừ một vài điều am hiểu hết sức hạn chế về địch, các nhà báo tường tập trung đưa tin về cảnh chết chóc và tàn phá không tránh khỏi đã xảy ra về các cuộc hành quân của Mỹ và Nam Việt Nam.

Ca tụng các nhà báo bạn bè của mình, James Reston đã viết trên tờ New York Times:“Xin các nhà viết sử đồng ý cho rằng các nhà báo và những chiếc máy ảnh rút cục có tính chất quyết định. Họ đã đưa ra giải pháp của cuộc chiến tranh cho nhân dân thấy, trước khi quốc hội và các tòa án quyết định, và đã buộc phải rút lực lượng Mỹ ra khỏi Việt Nam” (xem bài “Sự chấm dứt một đường hầm”, báo New York Times 30-4-1975).

Reston có thể nói đúng nhưng cách làm có đúng không? Các nhà báo chỉ đưa tin, nhưng không gây ảnh hưởng hoặc thúc đẩy được các sự kiện. Cũng giống như nhà báo trẻ tuổi David Hambertam trong khi ông ta thù ghét Ngô Đình Diệm? Nhiều nhà báo đã tìm cách chiếm đoạt vai trò của nhà ngoại giao trong việc ấn định chính sách đổi ngoại.

Người ta không thể nói rằng chính phủ và giới quân sự của Mỹ hoặc của Nam Việt Nam đã không sai lầm gì trong khi đối xử với giới báo chí. Trong khi Bắc Việt Nam có thể phát biểu với một tiếng nói có kiểm soát thì Mỹ và Nam Việt Nam lại dùng nhiều tiếng nói luôn luôn không được hài hòa với nhau. Một số người phát ngôn chính thức tỏ ra lạc quan vì họ hầu như đã yêu cầu các nhà báo xem xét lại những câu chữ của họ. Các nhà quân sự đã được huấn luyện để nhìn nhận các cố gắng của họ một cách tích cực, còn đối với các sĩ quan trẻ đang cố sức giành thành tích trên chiến trường thì không phải bao giờ cũng có thể làm cho họ có được một báo cáo thật sự khách quan về tình hình của họ. Dù sao chiến tranh cũng là một việc không thích thú. Vả lại các nhà báo có thể nhìn nhận rằng giới quân sự có nghĩa vụ làm cho mình trông không tồi tệ quá và thái độ lạc quan bản thân nó không phải là một khuyết điểm. Cũng theo cách như vậy, các quan chức Mỹ thấy mình không có trách nhiệm gì khi họ công khai tỏ thái độ bực tức đổi với giới báo chí. Cũng là điều dễ hiểu khi bộ trưởng ngoại giao Rusk căm phẫn giới báo chí, vì ông đã chịu đựng nhiều điều thất vọng khiến cho các nhà báo khó mà quên ngay được lời ông nói: "Đã tới lúc mà vấn đề là ở phía các ông”.Trong quá khứ, sự cảnh giác của giới báo chí thường đưa lại những điều cải cách cần thiết trong các tổ chức do con người lập ra, kể cả tổ chức quân sự. Với sự giúp đỡ của điện tín chẳng hạn, báo chí trong thời kỳ chiến tranh Crimée đã đẩy nhanh các cuộc cải cách trong quân đội Anh, đáng lẽ phải thực hiện từ lâu. Nhưng với những lời chỉ trích của báo chí trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam, báo chí chẳng phát hiện được điều gì có thể so sánh được với báo chí thời trước. Báo chí thậm chí cũng không thể khoe khoang là đã phát hiện được một trong những sự kiện gây xúc động nhất trong chiến tranh, vụ thảm sát ở Mỹ Lai, lục quân Mỹ bắt đầu tiến hành các cuộc điều tra trước khi xử vụ Mỹ Lai và đã thông báo công khai vụ này trên cơ sở những lời buộc tội một sĩ quan có liên can, thì báo chí mới vớ lấy vụ này.Không cần phải tranh cãi là một nền báo chí tự do và độc lập phải là một bộ phận hợp thành cần thiết của hình thức dân chủ của Mỹ. Nó là một thể chế có tính chất sống còn, có tính chất cơ bản là một thành lũy kiểu cổ của chế độ Mỹ, nên có thể tha thứ một vài sai lầm và thiếu sót về mặt trách nhiệm đồng thời phải có sự cố gắng để đảm bảo cho quyền tự do và độc lập tuyệt đối đó tồn tại.

Nhưng vẫn còn một thực tế, dù làm nghề gì, người ta phải đáp ứng một số tiêu chuẩn, duy trì một số quy tắc. Bằng những thái độ quá đáng và vô trách nhiệm, bản thân báo chí có thể hủy hoại uy tín của mình trước con mắt của nhân dân Mỹ rồi thái độ bỏ mặc của chính phủ, bộ phận hợp thành thiết yếu này trong lối sống của Mỹ có thể bị xói mòn nghiêm trọng, thậm chí bị tiêu diệt. Không một xã hội nào có thể dung tha cho một tổ chức đã không duy trì được các tiêu chuẩn và lòng tin nữa.Rất có thể là giữa báo chí và giới cầm quyền có sự mâu thuẫn cố hữu, rõ ràng về quyền lợi. Giữa hai bên có thể trách nhau mặt này mặt nọ, nhưng trong khi đất nước có chiến tranh và tính mạng, con người bị liên lụy, thì không thể có chuyện mập mờ ở đây nữa.Nếu muốn cho Nam Việt Nam được tồn tại như là một quốc gia độc lập thì một góc nhỏ của Đông Nam Á có đáng để phải chịu bao nhiêu sự hy sinh của Mỹ hay không? Ít ra đã có bốn tổng thống và rất nhiều quan chức và nghị sĩ khác của Washington đã thấy Nam Việt Nam là cái chìa khóa của Đông Nam Á và có tính chất sống còn nếu muốn bảo vệ lợi ích của Mỹ ở khu vực đó. Thế nhưng lịch sử rất có thể đánh giá rằng nhảy vào Việt Nam là một trong những sai lầm lớn nhất của đất nước chúng ta. Mặt khác lịch sử cũng có thể đánh giá được rằng sự giúp đỡ của Mỹ cho Nam Việt Nam là một trong những cuộc thập tự chinh cao cả hơn hết của con người, một cuộc thập tự chinh không phải xuất phát từ thuyết domino và từ lợi ích chiến lược của Mỹ là chính mà chủ yếu là từ một phương trình đơn giản: một nước mạnh giúp đỡ một nước nhỏ. Cho dù quyết tâm của Mỹ rút cục chẳng đi đến đâu, vẫn còn một thực tế là có rất ít nước đã tham gia với thái độ cao thượng có tính chất lý tưởng như vậy, và dù có giành được quyền tự do của con người hay không giành được thì cũng không thể phủ nhận điều đó được. Nếu cộng sản cũng giúp đỡ nhân dân các nước đang trỗi dậy thì thử hỏi có hy vọng gì đối với những người khao khái tự do? Chúng ta có thể làm được vai trò cảnh sát của thế giới, nhưng chúng ta cũng không thể lơ là trách nhiệm khi những sứ mệnh từ thiện đã đặt lên đôi vai chúng ta (!!!).

Trong thời đại đập phá này, chúng ta có xu hướng dèm pha, lý tưởng, tinh thần yêu nước và tinh thần tận tụy, nhưng nếu xảy ra nhiều Việt Nam nữa thì có ủng hộ tự do, bảo vệ người yếu chổng kẻ mạnh nữa không? Còn lời cam kết sôi động của Kennedy nói là sẽ đảm bảo sự sống còn và thắng lợi của tự do thì sao? Như nhiều người đã nhận xét cái giá phải trả cho tự do không bao giờ rẻ; và thậm chí sự sống còn của quyền tự do hiện hữu cũng không rẻ. Mặt khác, nếu xảy ra một Việt Nam khác thì nhân dân Mỹ phải được thông báo trung thực vì sao họ phải hy sinh và tính chất của những sự hy sinh đó để có thể kêu gọi họ chịu đựng.

Khi đã không đạt được mục tiêu của chúng ta ở Việt Nam, chúng ta có thể còn có chút an ủi ở chỗ chúng ta đã làm chậm lại sự thôn tính của cộng sản trong vòng 10 năm. Ngoài ra, còn có thể có thêm một số điều lợi nữa. Lập trường của chúng ta ở Nam Việt Nam có thể đã khuyến khích lndonésia trong nỗ lực thành công của họ để đẩy lùi ảnh hưởng của cộng sản. Philipin được khuyến khích đàn áp cuộc nổi loạn của quân du kích. Singapore trở nên có quan hệ chặt chẽ với phương Tây và Thái Lan đã có tiến bộ có ý nghĩa về kinh tế, đặc biệt ở hệ thống đường được cải thiện hơn. Hơn nữa, dù có bị mất Nam Việt Nam, Lào và Kampuchia vào tay cộng sản, cán cân lực lượng ở châu Á không thể bị thay đổi thực sự trong tương lai gần. Nước Mỹ vẫn còn là cường quốc ở Thái Bình Dương và Trung Quốc rõ ràng đã dịu bớt chính sách của họ đối với các nước láng giềng. Trong 10 năm đó, quan hệ giữa các cường quốc đã thay đổi rõ rệt, đồng thời các nước khác ở Đông Nam Á đã tranh thủ được thời gian quý báu để tạo ra những thể chế xã hội và chính trị tốt hơn nhằm đối phó với các mối đe dọa của cộng sản trong nước họ. Tất nhiên nói như vậy không có nghĩa là thuyết domino rút cục sẽ không thắng thế.

Muốn cho sự hao tổn to lớn về sinh mạng và của cải quý giá có một ý nghĩa nào đó thì nước ta phải khắc phục mọi khuynh hướng muốn rút khỏi các công việc trên thế giới. Nhiều người trước đây to tiếng chỉ trích chiến tranh trong khi chiến tranh còn tiếp diễn thì bây giờ hình như có khuynh hướng vứt bỏ mọi cuộc tranh luận, đảm bảo là sẽ không còn có “những chuyện tranh cãi và phản đối” nào nữa. Các nhà vạch chính sách, các nhà vạch kế hoạch, các nhà ngoại giao, các nhà lãnh đạo quân đội, các chính khách, các nhân viên bàn giấy, các nhà báo; tất cả đều phải nhận rõ những sai lầm và chú ý đến những bài học của Việt Nam để rút kinh nghiệm cay đắng mà chúng ta đã trải qua có thể giúp ích chúng ta trở thành một nước tốt đẹp hơn và hùng mạnh hơn. Khi cái vui mừng đã bao trùm cả nước trước kết quả của sự kiện Mayyaguez ở ngoài biên giới Kampuchia, người Mỹ nói chung không muốn coi mình là những kẻ đã thua cuộc.Trong khi chúng ta ra sức thực hiện một kỷ nguyên hòa hoãn với Liên Xô, chúng ta phải cầm chắc rằng khi chúng ta phấn đấu cho hòa bình và tài giảm binh bị, chúng ta phải tránh cái nguy cơ nhượng bộ một cách đơn phương để làm suy yếu thế quân sự của chúng ta. Trước hết chúng ta phải duy trì sự đoàn kết quốc gia, không bao giờ lại một lần nữa rơi vào những tình trạng chia rẽ gay gắt trước đây ở đất nước chúng ta vì cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Chúng ta phải nhớ, như Thánh Kinh và Abraham Lincoln đã dạy chúng ta rằng một gia đình mà chia rẽ thì không thể nào đứng vững được.

Chắc chắn là phi công, lính thủy đánh bộ, thủy thủ và quân nhân bình thường của Mỹ có thể nhìn lại hoạt động của mình ở Việt Nam và niềm tự hào không chút ân hận. Mặc dù Nam Việt Nam cuối cùng đã thất bại, thành tích của các quân chủng Mỹ là không để thua trong một cuộc chiến tranh mà vẫn nguyên vẹn. Các quân chủng không phải là ở trong tình trạng đau buồn như một số người chỉ trích đã cố sức mô tả trong lục quân chẳng hạn, tỷ lệ binh sĩ vắng mặt không hề lên tới con sổ đã có trong chiến tranh Triều Tiên, tính cho tới năm 1971, sau khi Mỹ tiếp tục rút quân khỏi Nam Việt Nam thì bộc lộ sự lơ là trong quyết tâm của Mỹ. Tỷ lệ đào ngũ cao nhất trong Thế chiến thứ hai là 63‰ lúc chiến tranh lên cao điểm năm 1944, còn trong chiến tranh Việt Nam tính tới năm 1971, tỷ lệ đào ngũ cũng không hề lên tới gần tỷ lệ đó. Các vấn đề về tâm thần trong chiến tranh ở Việt Nam cũng không hề lên tới 1/3 con số đã có trong Thế chiến thứ hai và cũng chỉ chiếm hơn một nửa mức đã có trong chiến tranh Triều Tiên. Mặc dù báo chí đã đăng tin ồn ào về sổ người đào ngũ và rời bỏ đất nước vì những lý do về đạo lý và chổng chiến tranh ở Việt Nam, con số người trở về với xã bội Mỹ theo chương trình ân xá của Tổng thống Ford cũng chỉ có 14%.

Sau Thế chiến thứ hai, các cuộc cải cách trong lục quân là do một hội đồng nằm bên ngoài lục quân gọi là hội đồng D Colittle áp đặt. Trong thời gian cuới của cuộc chiến tranh ở Việt Nam, bản thân lục quân đã tổ chức phân tích nội bộ của các vấn đề của mình và với tư cách là một tổ chức, lục quân đã bắt đầu khởi xướng những việc cải cách thay đổi, nhưng sự thay đổi này có thể không nhanh chóng và có tính chất cách mạng như một sĩ quan trẻ nông nổi mong mỏi. Thực tế, với tư cách là tham mưu trưởng lục quân, tôi đã cố ý làm việc một cách có phương pháp thông qua hệ thống chỉ huy để thực hiện sự thay đổi từ từ chứ không phải thay đổi cách mạng vì nếu thấy đây quá triệt để thì có thể dễ dàng làm tan rã tổ chức. Nhìn lại thì thấy các quân chủng có thể đã quá chú ý lắng nghe tiếng nói của những kẻ tuyên truyền sự thất vọng và chán nản. Cthúng tôi, những người trong giới quân sự, thậm chí có thể đã đánh giá quá thấp mức độ ủng hộ của nhân dân Mỹ đối với giới quân sự vì qua một cuộc điều tra dư luận gần đây, người ta thấy các quân chủng vẫn là những tổ chức được nhân dân tin cậy hơn hết.

Đối với một người đã có 36 năm phục vụ trong lục quân Mỹ thì nhìn lại quãng thời gian đó cũng là điều bổ ích. Đối với tôi cũng vậy, suy nghĩ lại, tôi rất kinh ngạc trước những thay đổi chưa từng có đã xảy trong thời gian 36 năm đó: Từ loại súng cối Stokes và những khẩu đại bác 75 của Pháp kiểu 1897 dùng trong Thế chiến thứ nhất đến những tên lửa điều khiển hiện đại, từ khẩu súng trường kiểu 1902 tới súng M.16, từ chim bồ câu đưa thư và điện tín morse tới máy bộ đàm, máy tính điện tử và máy dò, từ mức lương của binh nhì 21 dollar/tháng và của trung úy là 125 dollar/tháng thì mức lương ngày nay của binh nhì là 314 dollar/tháng và lương trung úy là 634 dollar.

Qua ba cuộc chiến tranh và một số hành động của cảnh sát, từ đội quân tình nguyện trở lại đội quân tình nguyện; và từ chủ nghĩa biệt lập tới những cam kết nhiều mặt trên thế giới. Là một người đã sống giữa những thay đổi đó ở những cấp chỉ huy khác nhau, tôi luôn luôn cảm kích trước lòng trung thành, tính linh hoạt, tinh thần dẻo dai và hiệu lực bao quát của lục quân Mỹ. Kinh nghiệm có tính chất chấn thương ở Việt Nam cũng ra ngoài thông lệ đó.

Tuy vậy, trong một số đồng nghiệp của tôi, tôi cảm thấy họ tỏ ra lo lắng là giới quân sự đã bị dùng làm vật hy sinh trong chiến tranh ở Việt Nam. Tôi không tán thành cách suy nghĩ như vậy. Hoàn toàn rõ ràng là giới quân sự đã làm những công việc mà đất nước yêu cầu và hy vọng, và tôi tin rằng lịch sử sẽ phản ảnh thuận lợi đối với hoạt động của giới quân sự hơn là đối với các chính khách và các nhà vạch chính sách. Nhân dân Mỹ có thể đặc biệt tự hào một nguyên tắc cơ bản trong hiến pháp của nước ta quy định là dân sự kiểm. soát quân sự.

Là nhân dân mong muốn hòa bình, anh ta phải sẵn sàng ứng phó với những gian khổ của chiến tranh và cam chịu những vết sẹo của chiến tranh.

TRÍCH: TƯỜNG TRÌNH CỦA MỘT QUÂN NHÂN - WILLIAM C. WESTMORELAND Nguồn: http://vnthuquan.org/(S(bffqczilcqi3cz45ys4cvmyt))/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237n1nnnvn1n31n343tq83a3q3m3237n2n

Featured Posts
Recent Posts
Search By Tags
Follow Us
  • Facebook Classic
  • Twitter Classic
  • Google Classic
bottom of page