top of page

KINH NGHIỆM HỌC HOÀI KHÔNG XONG, MỘT LOẠI TƯ DUY CON LỪA TRONG LÃNH ĐẠO


Kinh nghiệm là gì? Là sự trải nghiệm công việc tương tự trong quá khứ. Vốn liếng này nó giúp con người làm công việc cố định đạt hiệu suất cao, chất lượng công việc xử lý đảm bảo.

Như ta biết, khi con rắn duy chuyển, cái đầu tìm lối đi mới, thân và đuôi của nó trượt theo lối mòn đã được vạch ra bởi cái đầu. Tương tự vậy, doanh nghiệp muốn vươn lên thành những công ty hay tập đoàn hùng mạnh, tất phải có sự tìm tòi hướng đi mới, tìm kiếm ý tưởng để đột phá. Khi muốn vượt mặt đối thủ thì cần những bộ óc sáng tạo và có tầm nhìn chiến lược. Kẻ có kinh nghiệm chỉ đáng để giao công tác thừa hành nhằm đảm bảo hiệu năng vận hành của công ty cao. Sáng tạo có tầm nhìn cần được đưa lên làm lãnh đạo, kẻ có kinh nghiệm thì cần cho vị trí thừa hành.

Tự trong xã hội, kẻ có kinh nghiệm, người có tầm nhìn và tư duy đột phá là khác nhau về đẳng cấp. Nếu xã hội phân công đúng, nghĩa là kẻ có tầm nhìn làm lãnh đạo, kẻ có kinh nghiệm thừa hành, thì xã hội đó vừa có sự phát triển nhanh và thành quả đạt được cũng rất vững chắc. Đấy là kết cấu một xã hội tiến bộ.

Ngày nay, các nuớc tiên tiến trên thế giới , người ta tìm kiếm những người có tầm nhìn làm lãnh đạo nên đã tạo ra cơ hội lớp trẻ. Ở Pháp, tổng thống Emanuel Macron đắc cử ở tuổi 39. Ở Canada ông Justin Trudeau đắc cử thủ tướng ở tuổi 44. Tại New Zealand bà Jacinda Ardern đắc cử thủ tướng ở tuổi 37. Hiện nay, tầm nhìn chiến lược và tư duy đột phá quyết định cuộc chơi ở ghế lãnh đạo đất nuớc tại xứ tự do, nên cửa thắng cho những chính trị gia trẻ tuổi tài năng lớn hơn bao giờ hết.

Như vậy rõ ràng đất nuớc tiến bộ lại càng tiến bộ, vì tiêu chí chọn lãnh đạo không phải dựa vào con người có kinh nghiệm, mà dựa vào tư duy đột phá và tầm nhìn chiến lược. Để có kinh nghiệm tất phải có tuổi. Kẻ có kinh nghiệm lẽ ra chỉ đáng làm kẻ thừa hành, nhưng ở những nuớc chậm tiến, kẻ có kinh nghiệm được xem trọng hơn . Còn ở Việt Nam? Điều đáng báo động là trên đất nuớc Việt Nam này, cho dù kẻ đầu bạc trắng vẫn chưa có kinh nghiệm. Từ trung ương đến địa phương, từ già đến trẻ đều đụng đâu sai đó. Sai mãi và vẫn cứ đọc mãi câu "rút kinh nghiệm". Có kẻ sắp về hưu cũng còn đang "rút kinh nghiệm". Thực ra người CS không học nổi kinh nghiệm. Làm lãnh đạo đất nuớc mà kinh nghiệm đã không học được mà tầm nhìn lại không, thì kết quả ê chề như Việt Nam hiện nay là tất yếu.

Con lừa nó chỉ biết đi theo lối mòn, và lối mòn dành cho con lừa là bất biến nên con lừa sẽ đi đúng hướng. Nhưng bản chất xã hội là luôn biến đổi, công việc quản lý ở hiện tại và tương lai không bao giờ giống hệt quá khứ, nó phải có chút khác. Cho nên, những kinh nghiệm cũ đem vào áp cho tương lai sẽ không thể được mà cần có chút cải tiến. Mà tư duy con lừa thì chút xíu cải tiến cũng không, như lão già 74 tuổi chẳng có kinh nghiệm gì ngoài mớ Mác Lê bá láp mà ngỡ là chân lý như cách đây 50 năm vậy. Đấy là tư duy kiểu lối mòn bất biến của con lừa. Kẻ này ở đất nuớc tự do, không đáng để giao việc quản lý một khu phố, nhưng ở Việt Nam lão lãnh đạo quốc gia.

Đã đầu óc con lừa nên lãnh đạo CS đụng đâu sai đó. Già đầu tưởng có kinh nghiệm nhưng làm vẫn sai. Đất nuớc không phải là chuyện đùa, kẻ nào một lần sai lầm phải loại khỏi bộ máy lãnh đạo để tránh hậu quả. Đất nuớc là vấn đề đại sự, không thể làm chuột bạch cho các đầu con lừa rút kinh nghiệm mãi. Nếu dân không giành lại quyền tự quyết, con chuộc bạch sẽ chết vì không thể chịu mãi những trò rút kinh nghiệm đến vô tận.

Featured Posts
Recent Posts
Search By Tags
Follow Us
  • Facebook Classic
  • Twitter Classic
  • Google Classic
bottom of page