CHÍNH TRỊ BÌNH DÂN, CON ĐƯỜNG CHIẾN LƯỢC
Phân xã hội thành 2 tầng theo tài sản, giai cấp có tiền là tư sản, giai cấp không có tiền là vô sản thì điều đó nó đưa đến sự thù địch trong xã hội. Điều đó nguy hiểm vô cùng, khi được cổ võ tầng lớp nghèo ít học sẽ ra tay tàn sát người giàu, điều đó nó đưa đến bi kịch CCRĐ mà ông Hồ Chí Minh đã thực hiện.
Công bằng về cơ hội mới là công bằng đúng nghĩa. Con ông cháu cha hay con của một tội phạm khi đứng trước cơ hội việc làm đều như nhau, tất cả dựa vào một tiêu chuẩn duy nhất, đó là năng lực. Sự san bằng tài sản là một sự cào bằng. Chính việc này đã phá hủy nội lực quốc gia khủng khiếp, vì nó cướp công người tài đưa cho kẻ bất tài, nó tạo nên sự lụi tàn tài năng, đất nước lụn bại.
Để có công bằng về cơ hội không dễ, đó là quá trình hình thành thể chế và quá trình đấu tranh đòi sự công bằng về quyền lực chính trị. Khi quyền lực chính trị được phân chia đều cho dân chúng và đảng phái chính trị, thì đất nước có dân chủ tự do. Có dân chủ tự do thì việc dùng quyền lực thân hữu đoạt lấy cơ hội người khác sẽ được ngăn chặn, bởi vì trong tay dân có quyền lực họ không để chuyện con ông cháu cha hay việc chạy chọt mua quan bán tước tồn tại đâu.
Nhà nước độc tài toàn trị là một loại nhà nước bất công đến tuyệt đối, tỷ số quyền lực Dân - Đảng là 0% - 100%. Đấy cũng là cơ cấu quyên lực trong của nhà nước Phong kiến tập quyền. Chính cơ cấu phân chia quyền lực bất công kiểu này mà trong nhiều ngàn năm, xã hội phong kiến không hề tiến bộ. Trong những nhà nước này, quyền lực của dân là con số zero tròn trĩnh, quyền lực ĐCS hay hoàng tộc là tuyệt đối. Trong đất nước này, nó chỉ có sự áp đặt từ trên xuống, ở dưới chỉ có chấp nhận. Còn bên dưới đòi hỏi thì sẽ bị trừng trị một cách vô lý, trừng trị bất chấp luôn cả đạo đức và luật pháp luôn. Loại cơ cấu phân chia quyền lực kiểu này này vô cùng nguy hiểm cho xã hội loài người. CS đã giết 100 triệu sinh mạng người vô tội trên toàn thế giới.
Để có công bằng về quyền lực chính trị thì trước hết, phải có tam quyền phân lập. Quyền lực nhân dân được ghi vào hiến pháp và nó phải được thượng tôn một cách tuyệt đối. Quyền nhân dân trong cơ cấu quyền lực nhà nước là dân có quyền ứng cử, có bầu cử tự do để chọn người theo ý mình, có trưng cầu dân ý để dân truất phế người không xứng đáng. Mà một khi dân đã tham gia vào quyền lực nhà nước thì một điều nữa cũng sẽ được đảm bảo, đó là sự minh bạch. Dân nắm ghế dân biểu, dân nắm ghế thượng nghị sĩ, dân nắm ghế tổng thống. Từ việc dân có quyền lực như thế, tất dân sẽ nghiền nát hoặc đá văng những tên bất tài ngay khi chúng manh nha, chứ không để chúng leo cao tự tung tự tác và làm càn như trong chính quyền CS bao đời nay.
Bằng cách nào để thiết kế lộ trình tiến tới bước ngoặt dân đoạt được quyền lực của mình trong hệ thống quyền lực nhà nước? Để tiến tới điều đó, thì trước hết, dân phải hiểu về chính trị. Có kiến thức chính trị thì dân sẽ biết mình cần làm gì. Kiến thức chính trị được viết dành cho giới bình dân thì đó là "chính trị bình dân" thôi. Như vậy, hôm nay Phạm Đoan Trang viết cuốn Chính trị Bình Dân thì theo tôi đánh giá, đấy là bước đi chiến lược, rất có tầm. Một bước đi làm bộ máy chính quyền hàng triệu cá nhân quyền lực từ lớn đến nhỏ đều phải rung động nháo nhào canh me hòng bắt bớ bỏ tù cô.
Dù cho chúng đang ráo riết lùng bắt Đoan Trang, nhưng đã muộn, con đường khai sáng chính trị cho giới bình dân đã được mọi người biết. Trên tinh thần đó, mong những ngòi bút trên Facebook mà có nhiều người theo dõi hãy tiếp bước. Để chi? Để bọn họ thấy rằng, bắt nhà báo Đoan Trang sẽ có nhiều Đoan Trang khác tiếp bước. Để dân Việt Nam còn thấy con đường tiến tới việc đòi lại quyền lực về tay mình chứ không để nó nằm gọn trong tay một tập đoàn chính trị hoàn toàn vô năng về vấn đề quản trị đất nước.