top of page

SỰ ỔN ĐỊNH ĐỒNG TIỀN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐẤT NƯỚC

Để bộ máy sinh học của một con người hoạt động, thì cái gì là cần thiết nhất? Là dưỡng khí. Nếu không có nó, cơ thể sẽ chết. Ta nhìn thấy sự cấp cứu một nạn nhân bị nguy kịch, bác sỹ cho thở oxy để duy trì sự sống trước đã. Dưỡng khí quan trọng tới mức như thế nào.

Thiếu dưỡng khí, dù có thực lực đến đâu thì cơ thể vẫn yếu đi trông thấy. Ở Nam Mỹ, đội bóng Brasil, Argentina là 2 ông lớn làm mưa làm gió châu Mỹ Latin. Thế nhưng khi đến sân La Paz của Bolivia thì cũng thường xuyên trở về với một thất bại. Nguyên nhân, sân La Paz cao 3.600 m so với mực nước biển. Nơi đó không khí loãng, các cầu thủ Brasil hoặc Argentina sẽ yếu đi vì thiếu dưỡng khí.

Trong phạm vi doanh nghiệp và sinh hoạt gia đình, tiền là dưỡng khí, thiếu nó, doanh nghiệp sẽ chết. Cho nên mới nói trong các chính sách mà nhà nước thực hiện, thì chính sách tiền tệ là quan trọng bậc nhất. Chính sách đúng hàng loạt doanh nghiệp có dưỡng khí để tồn tại, chính sách sai, hàng loạt doanh nghiệp sống vật vờ hoặc chết.

Điều quan trọng, và cơ bản nhất của chính sách tiền tệ là phải đảm bảo đồng tiền ổn định để tránh tài sản doanh nghiệp bị mất vì lạm phát, lãi suất vừa phải để nuôi sống doanh nghiệp. Khi đạt được những thứ đó thì hệ quả của nó sẽ là giá cả ổn định, doanh nghiệp phát triển kéo theo việc làm tăng thúc đẩy tăng trưởng lẫn phát triển kinh tế.

Như ta biết, đồng tiền mất giá thì giá cả leo thang. Nếu doanh nghiệp giữ giá hàng bán thì tất nhiên doanh nghiệp sẽ thất thu. Như vậy doanh nghiệp buộc phải tăng giá, mà tăng giá thì hàng hóa khó tiêu thụ, điều đó đẩy doanh nghiệp vào thế khó, nhưng trước sau gì doanh nghiệp cũng phải tăng giá. Đấy là lý do đẩy doanh nghiệp và người dân vào thế ngày một khó khăn.

Khi tăng giá hàng bán bao giờ cũng giảm lượng người mua nếu đó là mặt hàng cạnh tranh. Khi tăng giá mà vẫn giữ được lượng người tiêu thụ thì đó chỉ có thể là hàng thiết yếu và phải ở thế độc quyền như xăng, điện, nước vv... Khi đó, tăng giá bao nhiêu thì người dân cũng phải cắn răng chịu đựng. Nghĩa là người tiêu thụ chịu hoàn toàn thiệt hại chứ không phải cả doanh nghiệp và người tiêu thụ điều gánh chịu thiệt hại như trường hợp hàng hóa cạnh tranh.

Khi đồng tiền bị nhà nước phá giá, mức sống người dân bị giật xuống một bậc. Như vậy người dân cứ nỗ lực lao động rồi chỉ một động tác phá giá đồng tiền, nhà nước đã kéo lùi mức sống người dân xuống. Việc này như bơi ngược dòng vậy, bơi cho lắm thì cũng chẳng tiến được bao nhiêu, và nếu bơi kém cuộc sống có thể bị giật lùi. Đấy là một trong những lý do tại sao dân Việt Nam làm mãi mà không khá lên được, đất nước cứ nỗ lực mãi mà chẳng tiến bộ nổi.

Ngày nay trong thế độc quyền, CS muốn tăng xăng lên bao nhiêu cũng được, vì dân chẳng có đường nào thoát. Cận tết, Ngân hàng Nhà nước bơm tiền cho chính phủ thanh toán lương thưởng và bơm tiền qua ngả ngân hàng thương mại để doanh nghiệp rút thanh toán lương thưởng. Sau tết là sự lạm phát đậm nhất trong năm. Những doanh nghiệp nhà nước đánh hơi thấy có tung tiền là tăng giá xăng lên để tránh thiệt hại, họ đẩy hết thiệt hại qua cho dân.

Cứ đà này, kinh tế Việt Nam không thể nào bắt kịp được những nước kém cỏi quanh ta chứ chưa nói đến bắt kịp những nước tiên tiến. Chỉ số tăng trưởng chỉ là con số. Tăng trưởng không có nghĩa là phát triển. Khi nào tăng trưởng là loại trưởng sạch thì sự tăng trưởng mới đi kèm với phát triển đất nước. Cho nên đừng nhìn vào con số tăng trưởng của CS thông báo mà đất nước phát triển. Đừng có mơ!

Featured Posts
Recent Posts
Search By Tags
Follow Us
  • Facebook Classic
  • Twitter Classic
  • Google Classic
bottom of page