top of page

Nô Lệ Thời Đại Ở Việt Nam Và Malaysia


Trong buổi điều trần của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện vào ngày 6 tháng 8, các thượng nghị sĩ của cả hai bên đã cáo buộc chính quyền Obama đã đưa các mục tiêu Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) lên trên vấn đề nô lệ hiện đại của Malaysia; tuy nhiên, đây chỉ là một nửa của phương trình. Một liên minh các tổ chức trong nước và quốc tế ở châu Á đã buộc tội Việt Nam và Malaysia về vấn đề "Nô lệ Hiện đại" - Việt Nam với vấn nạn "hạt điều máu" và Malaysia với ngành dầu cọ; cả hai đều tham gia vào tình trạng buôn bán người do nhà nước bảo trợ và cưỡng bách lao động. Tuy nhiên, họ đang nhận được những phần thưởng từ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ với việc giả vờ cho rằng các quốc gia này "đã chứng minh được những tiến bộ đầy đủ về nhân quyền" mặc dù cả hai đã liên tục "bị chỉ trích vì những nỗ lực quá nhỏ bé" trong việc làm thuyên giảm vi phạm nhân quyền.

Trong ngành "hạt điều máu", các tù nhân chính trị bị buộc phải làm việc bảy giờ một ngày với mức 3 đô la một tháng, có trường hợp kéo dài đến bảy năm - và thường dẫn đến những thương tích nghiêm trọng và thậm chí bị mù lòa - để sản xuất hạt điều xuất khẩu sang Hoa Kỳ và các nước khác , một ngành công nghiệp mang lại cho Việt Nam 1,5 tỷ USD mỗi năm.

Bộ Ngoại giao tiến hành chính sách đối ngoại bằng cách hỗ trợ sở thích của Chính quyền trong mỗi tháng và loại bỏ tên của các quốc gia được ưu chuộng khỏi danh sách các chế tài dựa trên sự đảm bảo của họ mà không có bằng chứng "tiến bộ đáng kể". Và điều này làm cho ta càng thấm thía câu thành ngữ "ngựa quen đường cũ". Những kẻ vi phạm nhân quyền đơn giản chỉ thay đổi hành động của họ từ công khai đến bí mật trong khi ngăn chặn người bên ngoài truy cập vào các khu vực và những người mà có thể làm bất tiện cho những đảm bảo đó. Quốc hội và các tổ chức nhân quyền, với trách nhiệm theo dõi việc vi phạm nhân quyền, phát hành báo cáo và tổ chức các buổi điều trần, và sau đó chuyển sang vấn đề kế tiếp mà không tạo ra ảnh hưởng đến bất kỳ thay đổi nào. Hơn 20 năm quan hệ ngoại giao với Việt Nam được bổ sung bởi sự trợ giúp kinh tế ngày càng gia tăng chỉ mua được vô số lừa dối, phá vỡ lời hứa, và những áp bức bất tận. Trong khi đó, các nhà lãnh đạo của chế độ đặt vào túi riêng của mình những khoản tiền để sử dụng nhằm cải thiện cuộc sống của người dân.

Về mặt nhân quyền, Cộng sản Việt Nam tiếp tục hình thức cố hữu đàn áp và hành hạ các nhà bất đồng chính kiến ​​trên mạng và bất kỳ ai chỉ trích chính phủ, thúc đẩy cải cách dân chủ hoặc tìm kiếm tự do tôn giáo bằng cách phạt tiền quá mức, phạt tù đến 17 năm, và kể cả cái chết. Điều này không có dấu hiệu giảm bớt, theo các báo cáo gần đây của Bộ Ngoại giao, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) và các cơ quan khác. Cộng sản Việt Nam đã giành được danh hiệu khét tiếng của mình, "Người vi phạm nhân quyền tồi tệ nhất ở Đông Nam Á."

Tơ Nhện Lừa Đảo Họ Đang Đan

Trong chuyến thăm Nhà Trắng và Quốc hội gần đây, Chủ tịch Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng không chỉ vận động TPP, mà còn cả gan đòi thêm tiền cho việc bồi thường Chất độc màu Da cam. Hoa Kỳ đã đưa ra hàng triệu đô la cho những nỗ lực dọn dẹp tại những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi chất độc màu da cam phun trong chiến tranh Việt Nam. Trớ trêu thay, cùng lúc đó, Việt Nam đang phun thuốc hoặc các chất độc tương tự trên cây trồng và đất nông nghiệp ở Campuchia, trong những khu vực được gọi là "Đường mòn Hồ Chí Minh" để buộc các nông dân Campuchia phải rời khỏi đất của họ, theo đơn khiếu nại gần đây đã đệ trình lên Liên hợp quốc.

Việc duy trì đòn bẩy kinh tế duy nhất của Hoa Kỳ vẫn là áp lực để chế độ bạo lực Việt Nam chấm dứt các cuộc bức hại tôn giáo, trấn áp tự do ngôn luận và kiểm duyệt thông tin trực tuyến và đó là Thỏa thuận Thương mại Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), tuy nhiên, Tổng thống Obama sắp sửa vứt nó đi.

Obama và chính quyền của ông đang nhắm mắt làm ngơ một cách thuận tiện trước những vi phạm nhân quyền trầm trọng của cả hai nước. Việt Nam là một thành phần quan trọng trong chính sách ngăn chặn Trung Quốc. Malaysia là một đồng minh của Hoa Kỳ có giá trị với vị trí hàng đầu của nó trên eo biển Malacca, qua đó hơn 40% thương mại thế giới và một phần ba lượng dầu được vận chuyển. Ông Obama, còn các đồng minh cũ của chúng ta - những người yêu mến tự do của Việt Nam thì sao?

Và ban nhạc lại tiếp tục chơi.

Mike Benge John Dương lược dịch

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Michael Benge đã trải qua 11 năm tại Việt Nam với vai trò là một viên chức Dịch vụ Ngoại giao và là một sinh viên về chính trị ở Đông Nam Á. Ông rất tích cực trong việc ủng hộ nhân quyền, tự do tôn giáo, và dân chủ cho nhân dân trong khu vực và đã viết rất nhiều về các chủ đề này.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Featured Posts
Recent Posts
Search By Tags
Follow Us
  • Facebook Classic
  • Twitter Classic
  • Google Classic
bottom of page